Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 15.06.2020: USD quay đầu tăng mạnh khi Risk-off bao phủ thị trường
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dips EUR/USD khi về dưới 1.12. Sell on rallies GBP/USD tại 1.2550. Có thế tiếp tục Short X-JPY (AUD/JPY tại 74.50) và chờ cơ hội Short USD/JPY. Sell on rallies với USD/CHF. Bearish với AUD, NZD, và CAD.
EUR – Jeffrey Simmons
Tuần mới khởi đầu với tâm lý rủi ro xấu đi khi các quan ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai tiếp tục lan rộng. Trong khi những lo lắng này là hợp lý và thậm chí có thể diễn biến xấu đi, cá nhân tôi do dự để đảo chiều sang quan điểm tiêu cực vào lúc này. Trên thực tế, tôi nhận đỉnh tâm lý Risk-off có thể dần phai nhạt bớt khi giá chạm những vùng nhạy cảm, giống như đã thấy vào thứ Năm rồi. Để tâm lý Risk-off trở nên nghiêm trọng và kéo dài thì chỉ khi nào các vùng rộng lớn (ví dụ toàn bộ các tiểu bang Mỹ) bị phong tỏa, số ca tử vong tăng vọt, và bệnh viện trở nên quá tải. Mặc dù viễn cảnh này có thể xảy ra, chúng ta vẫn chưa thực sự ở trong tình trạng đó, và để đạt đến mức phong tỏa thì còn phải trải qua nhiều thứ nữa. Cần nhắc lại là rất nhiều các vùng quan trọng, ví dụ như New York, các ca mới đang tăng chậm lại, nên nỗi sợ về đợt bùng dịch thứ hai chỉ áp dụng với một số vùng nhất định, không phải là toàn quốc. Hiện tại, việc tái mở cửa vẫn được thúc đẩy, và khi mà tình huống này vẫn còn duy trì, tôi dự báo những nhịp giảm sâu của tài sản rủi ro chỉ là trong ngắn hạn. Rõ ràng quan điểm này sẽ cần được tái đánh giá liên tục và chúng tôi sẽ không giữ mãi quan điểm này nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Riêng với EUR, tôi hy vọng tâm lý Risk-off xuyên suốt tuần này sẽ hỗ trợ USD tăng so với các đồng khác (ngoại trừ so với JPY và CHF), cho phép chúng tôi có cơ hội Buy on dips EUR dưới mức 1.12, nhưng cho tới bây giờ chiến lược này vẫn chưa thực hiện. Chúng tôi nhìn chung vẫn Bullish với EUR, và sau lần chuyển hướng chiến lược sang trung lập do dự đoán về một nhịp chỉnh, chúng tôi dự định sẽ chuyển sang hướng Long. Bất kỳ nhịp chỉnh nào về 1.1150/70 là mức Buy mạnh, và nếu điều này không xảy ra trong một hay hai ngày tới, tôi khuyến nghị mua trong vùng 1.12xx.
GBP – Karim Mir
Tin tức về cuộc gặp gỡ giữ Boris Johnson với von der Leyen hôm nay được đánh giá không thực sự triển vọng trong mắt báo giới của Anh mặc dù chưa điều khoản về thỏa thuận rời đi của Anh vẫn chưa được xác lập cụ thể. Tuy nhiên GBP chịu áp lực giảm mạnh vào buổi sang phiên Á khi thị trường rủi ro tiếp tục xấu đi, và cặp chéo EUR/GBP một lần nữa chạm mức đỉnh quanh 0.9000. Vị thế thị trường luôn là mối quan ngại cho phe Short GBP và trên thực tế mô hình theo dõi dòng tiền của chúng tôi (bên cạnh dữ liệu của Thị trường tiền tệ quốc tế) đã xác nhận chắc chắn về mối lo này, và khi bao gồm cả giao dịch vào thứ Sáu thì đã có 7 phiên liên tiếp các quỹ phòng vệ mua vào GBP, khiến tôi tin rằng GBP sẽ còn đi xa hơn nữa trong môi trường như thế này, đặc biệt là khi khối lượng giao dịch chuẩn bị cho No-deal Brexit đang liên tục tăng lên. Tôi đang chờ đợi Sell on rallies tại 1.2550, tại điểm này kháng cự sẽ là 1.2630/50, trong khi ngưỡng hỗ trợ tiếp theo là 1.2450 và 1.2365/75 ở thấp hơn.
JPY – Charlie Cass
Những sự kiện cuối tuần đã không giúp ích gì cho tâm lý rủi ro khi có rất nhiều tin tức/dữ liệu kinh tế ủng hộ cho những nhà đầu cơ giá xuống (số liệu kinh tế của Mỹ, các ca nhiễm COVID-19 mới tại Bắc Kinh). đối với tôi thì đây không hẳn là một sự sụp đổ quá bất ngờ, đơn giản giờ đây thị trường đang trở về gần với sự thật hơn sau những ngày hân hoan quá mức, và tôi nghĩ rằng dư địa giảm sẽ vẫn còn. Như tôi đã nói đến từ trước, triển vọng cho các cặp chéo X-JPY vẫn sẽ là tiếp tục giảm, USD/JPY về cơ bản không thay đổi từ sau cuộc họp của Fed vào tuần trước (trong khi đó S&P 500 đã mất hơn 8% giá trị). Một số các quỹ tiền thật đã có động thái mua vào khi tỷ giá xuống dưới 107 vào thứ 6 vừa qua, tuy nhiên cho đến phiên châu Á sáng nay thì chúng tôi không còn chứng kiến việc đó nữa. Trong khi đó, đồng USD vẫn tiếp tục được mua vào nhiều hơn sau khi chỉ số RSI đảo chiều từ vùng quá bán và chỉ số DXY giờ đây đã tăng vượt qua điểm 97.10. Tôi vẫn tiếp tục trung thành với chiến lược bán ra các cặp chéo JPY tại thời điểm này (sell on rallies AUD/JPY quanh mức 74.50, hỗ trợ tại 72 và 70), và kỳ vọng chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để sell USD/JPY, vùng vào lệnh quanh mức 107.8 và sẽ đánh giá lại vị thế nếu tỷ giá tăng lên đến 108.50, hỗ trợ nằm tại 106.90/00 và 106.60/70 trong khi đó kháng cự bên trên nằm tại các mức 107.50/60 và 107.85/90.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Đà giảm giá ở TTCK tiếp diễn trong sáng nay khi nỗi lo ngại về một làn sóng COVID thứ hai gia tăng, với Bắc Kinh và Mỹ là các khu vực của được chú ý. Mặc dù tôi không thấy chúng ta sẽ trở lại mức thấp trong tháng 3 trên thị trường chứng khoán bởi vì tôi không thể thấy khả năng chúng ta quay trở lại với việc phong tỏa hoàn toàn, một động thái giảm xuống mức 2800 với chỉ số SPX có vẻ hợp lý dựa vào tâm lý thị trường và việc đợt tăng giá cuối cùng trên TTCK đã không được các yếu tố cơ bản thúc đẩy. Dựa vào các phép hồi quy đơn giản với AUD, rất có thể AUD/USD sẽ giảm về mức 0.6400. Động lực dòng vốn mua bán đã thay đổi trong tuần qua khi các công ty quản lý tài sản đã chuyển sang mua USD khi SPX giảm, trong khi đó các quỹ phòng hỗ vẫn là những người bán USD. Bằng chứng tại châu Âu cho thấy rằng xu hướng lây nhiễm COVID sẽ tiếp tục gia tăng trừ khi có các biện pháp giãn cách xã hội, vì vậy tôi nghĩ rằng câu chuyện làn sóng thứ hai của Mỹ/Trung Quốc sẽ tiếp diễn một thời gian, và trong bối cảnh các quỹ phòng hộ vẫn là những người bán ròng USD đáng kể trong một vài tháng qua, tôi cảm thấy rằng đà bán tháo USD sẽ gặp phe mua. AUD/USD đã giữ vững vùng 0.6900 mà tôi đã nhấn mạnh ở đây vào thứ Sáu và sự bứt phá xuống dưới 0.6800 trong sáng nay đã cho thấy động lực đang được bồi dắp và bất kỳ đợt tăng giá nào đều sẽ gặp trở ngại ở vùng 0.6850. CAD đã chứng kiến các vị thế Long được tích tụ lúc trước cần được thoát ra, và NZD có một câu chuyện bearish của riêng nó vì vậy thị trường sẽ nhanh chóng quay trở lại với các vị thế Short.
CHF – Jeffrey Simmons
Tại thời điểm viết bài, các thị trường đang ở chế độ Risk-off vì lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ hai đang thống trị trên các mặt báo. Điều này có thể hỗ trợ CHF trong ngắn hạn, mặc dù vậy hiện tại tôi vẫn nghi ngờ rằng xu hướng giảm liệu có bền vững. Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thấy tâm lý risk-off kéo dài đến hết ngày hôm nay hoặc lâu hơn thế, nhưng nếu không có các lệnh phong tỏa mới và các số liệu đáng báo động hơn về trường hợp lây nhiễm mới, tôi nghĩ rằng việc duy trì tâm lý risk-off mà không xảy ra hiện tượng siết vị thế sẽ là rất khó khăn. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm rằng các thị trường dường như vẫn sẽ ở trong giai đoạn biến động mạnh và có phần vô hướng trong hiện tại. Rõ ràng những ngày với tâm lý hưng phấn trên TTCK đã qua đi, nhưng tôi không tin rằng chúng ta đang hướng đến bất cứ một điều gì giống như sự sụp đổ thị trường trong tháng Ba. Phân tích cơ bản cho CHF vẫn đang khá chắc chắn, vì vậy việc Sell on rally với USD/CHF là hoàn toàn hợp lý, đặc biệt là đối với những người lo ngại một một kịch bản lây nhiễm COVID tồi tệ hơn trong những tuần tới.