Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 16.06.2020: Thị trường biến động mạnh, quan điểm trung lập với nhiều đồng tiền
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Long EUR/USD ở mức vừa phải, cẩn thận với nhịp chỉnh về 1.1150/1.1250. Trung lập với GBP và AUD, chờ đợi các tín hiệu thuyết phục hơn. Canh Short USD/CHF tại 0.9540/60.
EUR – Jeffrey Simmons
Quả là 24H đảo chiều ngoạn mục! Tôi đã nghĩ đà suy yếu của hôm qua chỉ là nhất thời bởi các lý do đã nêu trước đó, nhưng tôi hoàn toàn không ngờ rằng mọi thứ lại kịch tính như vậy. Thông báo của Fed rằng cơ quan này sẽ bắt đầu mua vào trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thông qua Chương trình hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp (SMCCF), thay vì chỉ mua chứng chỉ các quỹ ETF. Đây là chương trình mà Fed công bố từ lâu nhưng tạm hoãn triển khai, và rõ ràng đây sẽ là liều kích thích mạnh. Dù vậy nói chung, hẳn rằng trong môi trường kích thích kinh tế tràn ngập hiện nay, thị trường Mỹ sẽ cần phải ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt ở nhiều vùng thì mới đi đến giai đoạn hoảng loạn thực sự. Đồng USD suy yếu hôm qua và tiếp tục yếu đi trong sáng nay. Tôi khuyến nghị giữ nguyên quan điểm về rủi ro thị trường, nhưng hiện tại sẽ cẩn trọng hơn về việc gia tăng trạng thái theo kiểu mua/bán đuổi, thay vào đó tôi lựa chọn chốt lời một phần vào buổi sang phiên London. Khác với trung tuần tháng Năm khi chúng ta thấy USD (đặc biệt là so với các đồng mới nổi) kiệt sức so với các đồng khác và do đó mở ra hướng chiến lược Short trong nhiều tuần, hiện nay tôi lại thấy thị trường sẽ mang lại “trái ngọt” cho những ai giao dịch trong biên độ hơn là giao dịch theo xu hướng bứt phá. Không nhất thiết phải nghĩ rằng USD sẽ không bị bán tháo tiếp tục vào hôm nay – tôi vẫn khuyến nghị giữ mức Short USD vừa phải – nhưng tôi đang kiềm hãm mong muốn mở thêm trạng thái dù xu hướng trong 18 giờ qua có vẻ thuyết phục. Có rất nhiều điều xảy ra trên toàn cầu mà chúng ta phải lo ngại, và tôi cảm thấy những ngày tồi tệ vẫn còn ở phía trước. Chừa chỗ để mua bắt đáy USD là điều quan trọng, trong bối cảnh dịch bệnh chưa chuyển biến tích cực. Đối với EUR, quan điểm bullish vẫn giữ và chúng tôi khuyến nghị Long với khối lượng vừa phải đủ để “chịu đựng” khi xuất hiện nhịp chỉnh về 1.1150/1.1250. Tôi cảm thấy đồng EUR dễ dàng hướng đến mức cao hơn 1.15 chỉ trong vài tuần tới. Giọng điệu của Powell trong phiên điều trần sắp tới sẽ được theo dõi kỹ, dù tôi không kỳ vọng có thông tin gây sốc nào mới. Nếu quả thực ông này gợi lại sự ảm đạm từ phát ngôn của tuần trước, thị trường có thể thích điều đó, nhưng cuối cùng điều quan trọng nhất với thị trường là như Fed giữ giọng điệu “dovish”, và đây có thể là tình huống sẽ xảy ra.
GBP – Karim Mir
Tâm lý lạc quan trở lại xoay quanh thỏa thuận Brexit và thông báo của Fed về việc mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã thúc đẩy Cable tăng giá vào hôm qua và trong phiên Á sáng nay, từ mức đáy của ngày là 1.2455 lên 1.2682. Trạng thái Risk-on tiếp tục hỗ trợ GBP hôm nay, mặc dù chúng tôi nhận thấy nhiều đánh giá thất vọng về Brexit trong các tháng qua, thì cả hai phía sẽ không làm lãng phí mọi thứ, và động lượng hiện nay duy trì dù hơi yếu. Tuy nhiên một lần nữa, EUR/GBP thất bại chinh phục ngưỡng 0.90 và đây tiếp tục là hình mẫu quan trọng trong trung hạn. Chúng tôi quay lại tâm lý trung lập với GBP, cẩn trọng trước các tin tức, và cảnh giác với vị thế thị trường.
JPY – Charlie Cass
Cuộc họp BOJ sáng nay diễn ra không có gì đáng chú ý đúng như kỳ vọng, các cặp chéo X-JPY tăng giá ấn tượng hòa cùng với đà phục hồi ngoạn mục của tài sản rủi ro. Điều này được hỗ trợ bởi thông tin về kế hoạch mua trái phiếu doanh nghiệp của Fed và báo cáo chi tiêu cơ sở hạ tầng sáng nay, rõ ràng là tâm lý ưa rủi ro đã quay trở lại sau nỗi sợ hãi ban đầu về một làn sóng lây nhiễm thứ 2 vừa qua. AUD/JPY dễ dàng đánh bại mốc 74.50 khiến chúng tôi phải đóng trạng thái, và trong khi tôi nghĩ rằng thị trường đang trong một giai đoạn biến động mạnh hơn là quay trở lại xu hướng tăng ban đầu, thì rất khó để có thể có quan điểm bullish đối với JPY ở thời điểm hiện tại. Các chi nhánh của chúng tôi tiếc tục thấy được lực bán ra JPY đến từ các quỹ tiền thật nội địa, mặc dù với khối lượng không lớn như khi tỷ giá còn ở dưới mức 107, nhưng động thái trên vẫn rất đáng chú ý khi một vài quỹ tiền thật nước ngoài cũng bắt đầu bán ra ngày hôm qua. Tôi sẽ từ bỏ quan điểm bearish cho thời điểm hiện tại và sẽ tìm kiếm những cơ hội giao dịch ngắn hạn hơn. Tối nay các tin tức cần chú ý gồm có doanh số bán lẻ của Mỹ và phiên điều trần của Powell. Các mức kháng cự/hỗ trợ chủ chốt vẫn không thay đổi trên cặp USD/JPY; 106.90/00 và 106.60/40 là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nằm tại 107.50/60 và 107.85/90.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Fed đã nhắc nhở chúng ta rằng phe bán đang chiến đấu ngoan cường trong đêm qua, bằng cách điều chỉnh việc mua trái phiếu doanh nghiệp của họ từ việc sử dụng các quỹ ETF sang mua trái phiếu riêng lẻ, khiến TTCK đóng cửa tăng giá trong hôm qua. Đó là một sự đảo chiều mạnh mẽ từ mức -3% trên các chỉ số mini vào đầu ngày và khiến bạn tự hỏi liệu Fed có sẵn sàng thực hiện giai đoạn nới lỏng tiền tệ tiếp theo mỗi khi cổ phiếu giảm điều chỉnh giảm 8%. Chúng tôi đã thấy các quỹ tiền thật tiếp tục mua USD với khối lượng đáng kể vào ngày hôm qua, tiếp diễn từ xu hướng mua của họ từ tuần trước, điều này đã không gây ngạc nhiên vì TTCK đã dành phần lớn thời gian trong ngày hôm qua ở mức thấp hơn giá mở cửa, nhưng nếu chúng ta thấy hiện tượng này tiếp diễn trong hôm nay thì điều đó có thể sẽ rất quan trọng. Tôi đã quay trở lại đứng ngoài thị trường khi giá bứt phá qua khu vực 0.6900 trên AUD/USD, và hiện đang chờ tín hiệu mạnh mẽ hơn. Tôi sẽ nghĩ rằng USD/CAD sẽ giảm nhẹ hơn các cặp USD/X khác nếu chúng ta thấy đồng bạc xanh tiếp tục giảm từ đây, vì vị thế Long CAD trên thị trường đã tích lũy từ đầu tuần trước và tôi sẽ nghĩ rằng một số người đã sử dụng đợt giảm điều chỉnh này để giảm bớt vị thế của mình, vì họ đã được nhắc nhở trong tuần trước rằng USD thực sự có thể tăng, không chỉ mỗi giảm.
CHF – Jeffrey Simmons
Điều đáng chú ý là sau 24 giờ qua với tâm lý risk-on trên thị trường, USD/CHF lại giảm nhẹ. Điều này là do sự suy yếu của USD, bởi vì EUR/CHF trên thực tế đã tăng khá cao trong quãng thời gian này. Tôi đã đề cập đến USD/CHF với một vị thế Short khả thi trong những bài viết gần đây và tôi vẫn cảm thấy như vậy đối với những người hoài nghi về tâm lý trên thị trường và thích Long đồng EUR hoặc thích Short USD nói chung. Rủi ro chính trị của Mỹ có thể phù hợp với chiến lược này, mặc dù tôi cảm thấy vẫn còn quá sớm để xây dựng vị thế trực tiếp xung quanh chủ đề này. Trong mọi trường hợp, kịch bản tăng giá xung quanh đồng CHF là rất hợp lý. Chúng tôi ưu tiên Buy on dip hơn là mua đuổi theo đà tăng giá. Với ý nghĩ đó, cá nhân tôi thích Long EUR/USD hơn là Short USD/CHF vào lúc này, nhưng bằng cách nào đó, việc thêm một vị thế Long CHF vào danh mục đầu tư cũng rất hợp lý ở thời điểm hiện tại. 0.9540/60 vẫn là vùng canh bán tốt cho USD/CHF.