Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 31/03/2020
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 31/03/2020
EUR (Donal O Cofaigh)
Những đồn đoán xung quanh dòng tiền cân đối khổng lồ của các tổ chức giai đoạn cuối tháng/cuối quý, cho tới đầu phiên New York hôm nay đã biến thị trường thành một mớ hỗn loạn. Không có gì phải nghi ngờ về khối lượng của các giao dịch giai đoạn này lớn hơn rất nhiều so với bình thường, và sẽ tạo ra tác động lớn trong điều kiện thanh khoản nghèo nàn hiện nay. Diễn biến giá thời điểm Tokyo fixing sáng nay là khúc dạo đầu cho những gì chúng ta sắp trải qua trong phiên Mỹ. Như hôm qua đã đề cập, tôi không ủng hộ việc cố gắng đoán xem dòng vốn sẽ chảy về đâu trong giai đoạn này, dựa vào những kinh nghiệm xương máu trong qúa khứ, mặc dù hiện nay thị trường đang nghiêng về hướng mua vào Dollar Mỹ. Tỷ giá EUR/USD từ lúc mở cửa phiên Á ngày thứ Hai đầu tuần, đã liên tục giảm và hôm nay có lúc chạm mốc 1.0927, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng đây chỉ là một nhịp giảm điều chỉnh của sóng tăng hơn 500 pip tuần trước. Biên độ dao động của cặp EUR/USD giờ đây khá rộng: từ 1.0630/50 tới 1.1150, và chúng ta đang ở gần giữa vùng giá này, vì vậy chúng tôi khuyến nghị nên đứng ngoài, chờ mọi thứ ổn định trở lại và xu hướng giá trở nên rõ ràng hơn trước khi đưa ra chiến lược giao dịch.
GBP (Robert Palladino)
Đây là phiên giao dịch cuối cùng trong tháng/quý của đồng Bảng Anh, đồng bạc mà trong suốt 10 năm sự nghiệp trading của tôi, đây là khoảng thời gian nó tạo ra biến động lớn nhất, nhiều bất ngờ và sự kiện hy hữu nhất. Cặp GBP/USD giảm 90pip chỉ trong 1 phút và tạo đáy hôm nay tại 1.2241 thời điểm Tokyo fixing sáng nay. Kỳ vọng hôm nay của thị trường vẫn là nhu cầu lớn của các doanh nghiệp/tập đoàn đối với đồng Dollar, nhân tố này sẽ khiến hành động giá của GBP/USD có nét giống với những gì chúng ta chứng kiến giữa tháng 3. Tuy nhiên cần chú ý rằng Dollar Mỹ lại bị bán nhiều hơn trong 3 phiên New York gần đây. Vì vậy việc dự đoán dòng tiền thời điểm này đi theo hướng có lợi cho đồng Dollar mang tính may rủi nhiều hơn, và thậm chí yếu thế hơn. Biên độ của cặp GBP/USD hiện nay là 1.18-1.27, trong biên độ đó, chúng tôi ưu tiên chiến lược Short tại 1.26 hoặc cao hơn. Ngoài ra chúng tôi sẽ tập trung quan sát xem khối lượng giao dịch hôm nay có ngang bằng hay lớn hơn so với các phiên trước đó cũng như các giao dịch cuối tháng kể từ đầu năm nay hay không.
JPY (Shalin Patel)
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm tài chính tại Nhật Bản, và dòng vốn đổ vào thị trường khá lớn như nhân định của chúng tôi. Cặp USD/JPY tăng lên vùng 108.7 và nguyên nhân chủ yếu do các tổ chức nội địa của Nhật Bản gia tăng nắm giữ đồng Dollar. Động thái này diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn và gần như ảnh hưởng mạnh tới cả các đồng G10 khác, bao gồm AUD/USD. Vào cuối phiên, thị trường lại chứng kiến dòng tiền nội địa bán ra USD/JPY và đưa cặp tiền này về 108.10, nhưng sau đó phiên London quay trở lại mua vào USD và đẩy USD/JPY tăng ngược trở lại. Chúng tôi nhận định phiên New York hôm nay cặp USD/JPY tiếp tục dao động mạnh 2 chiều, đặc biệt quanh khoảng thời gian London fixing (10pm giờ Việt Nam). Cần chú ý rằng thanh khoản thị trường hiện nay thấp hơn bình thường, nên dòng tiền lớn sẽ tạo hiệu ứng mạnh hơn lên tỷ giá. Vùng 109.00/20 đang là kháng cự gần nhất, phía trên là mốc 109.80 (đường MA 200 trên khung H1). Chúng tôi ưu tiên chiến lược canh bán đỉnh USD/JPY.
Hôm nay, quỹ hưu trí của chính phủ Nhật (GPIF) cũng chính thức tuyên bố phân bổ lại các danh mục đầu tư, và sẽ tăng năm giữ trái phiếu nước ngoài lên đến 25%, sai số cho phép trong khoảng cộng trừ 6%. Động thái này có nghĩa GPIF dường như là một trong những nguyên nhân chính tác động tới thị trường hôm nay, tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng các quỹ hưu trí nhỏ hơn của Nhật có thể sẽ bắt chước cách tiếp cận này của GPIF khi năm tài chính mới sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai.