Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 03.08.2021: RBA mở ra cơ hội 'sell on rally' với AUD
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London
EUR – James Clark
Thị trường nhìn chung khá trầm lắng khi các đồng trong nhóm G10 vẫn mất định hướng, nhưng các đồng tiền mới nổi (EM) tiếp tục tăng giá mạnh mẽ sau khi rơi về mức đáy trong tuần trước bởi sự hoảng loạn của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Hôm qua thị trường trái phiếu lại nhận được lực mua đáng kể, thậm chí trước cả khi số liệu ISM của Mỹ được công bố thấp hơn dự báo, và nhìn chung điều này cho thấy kỳ vọng tăng trưởng đang có phần chững lại trong ngắn hạn, nhưng cũng không quá mức lo lắng về việc số liệu giảm sâu, đặc biệt là với sự khác biệt giữa trong tăng trưởng các nước tại thời điểm này. Điều này khiến thị trường di chuyển chậm lại khi không có nhiều yếu tố để tạo ảnh hưởng, và nhìn chung có vẻ USD đang phản ứng với việc số liệu kinh tế suy giảm chủ yếu thông qua đà bán của USD/JPY và USD/EM. Tôi vẫn chưa thay đổi quan điểm, hành động giá của USD/JPY vẫn khá thú vị do đó tiếp tục giữ Short, cùng với đó là Long GBP, NOK, và một số đồng EM.
GBP – Charlie Cass
GBP đã yếu hơn vào ngày hôm qua, dường như bị dẫn dắt bởi nhu cầu mua EUR/GBP và điều này khiến cho GBP kiểm tra mức hỗ trợ tại 1.3880/00. Các trường hợp nhiễm Covid lại giảm một lần nữa và ủng hộ quan điểm rằng những quốc gia có chương trình triển khai tiêm chủng mạnh mẽ sẽ hoạt động tốt hơn. Mặc dù GBP còn cách xa mức đỉnh được thấy vào thứ Sáu, động thái này chủ yếu do dòng tiền cuối tháng và mặc dù gây thất vọng, nhưng không thay đổi quan điểm tổng thể. Tôi kỳ vọng sự thay đổi từ dữ liệu dòng tiền của chúng tôi mặc dù cả quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ đã bán GBP vào ngày hôm qua, có nghĩa là các quỹ tiền thật đã bán GBP cho chúng tôi trong 4 ngày liên tiếp, nhưng quan điểm vẫn là bước vào cuộc họp BoE thứ Năm với vị thế Long GBP.
AUD, NZD – James Clark
Dòng tin tức bận rộn ở AUD và NZD khi có những thông tin về các biện pháp vĩ mô chặt chẽ hơn ở NZ và cuộc họp RBA sáng nay. Có vẻ như thị trường đang đưa ra lập luận rằng RBNZ quan tâm đến thị trường nhà ở đến mức họ sẽ cần sử dụng hai lực lượng gồm chính sách tiền tệ và vĩ mô, với một số người thậm chí còn dự đoán mức tăng lãi suất 50bp trong tháng này. Tôi không nghĩ như vậy vì họ đã mất vài tháng trước khi cuối cùng thừa nhận rằng chương trình QE đã kết thúc và nhà ở đã bùng nổ suốt thời gian đó. Đối với tôi, chính sách vĩ mô chặt chẽ hơn có nghĩa là ít nhu cầu tăng lãi suất hơn trong thời gian gần và trung hạn và do đó, tôi đã buy on dip EUR/NZD vào sáng nay. Đối với RBA, họ đã kiên định với và sẽ tiếp tục với kế hoạch thắt chặt của họ vào tháng tới như tôi đã đề xuất ở đây ngày hôm qua. Tôi đã trung thành với kế hoạch và Sell on rally AUD vì nó không thay đổi câu chuyện dẫn dắt. Tuy nhiên, với những lo ngại ngắn hạn đã nói ở trên về NZD, tôi đã Long EUR/AUD thay vì Short AUD/NZD.
CAD – Simon Spearing
Hôm qua là một phiên im ắng đối với Loonie cho đến khi phiên London gần kết thúc với việc giá dầu WTI bị bán tháo gần 4% và chỉ số sản xuất ISM Mỹ xấu hơn dự báo, khiến cho những lo ngại về tăng trưởng một lần nữa quay trở lại và tạo áp lực lên CAD. Quỹ tiền thật đã bán CAD cho chúng tôi trong hôm qua, và dù rằng quan điểm vẫn là Short USD/CAD khi tỷ giá dưới vùng 1.2520/30 (và giờ vẫn là thế), nhưng một phiên giá dầu giảm lần nữa sẽ chứng kiến loạt trạng thái bị dừng lỗ ngay tại vùng giá nêu trên, và lúc đó tôi sẽ đứng ngoài cuộc. Chỉ số PMI sản xuất là trọng tâm lúc này, và sau 3 tháng liên tiếp không đạt kỳ vọng, một số liệu tốt sẽ là cơ sở để chiến lược Long CAD tiếp tục được duy trì.
JPY – James Clark
Đà giảm xuống của USD/JPY và lợi suất Mỹ ngày hôm qua khá thú vị dựa trên những lo ngại về tăng trưởng xung quanh dữ liệu của Mỹ khi dữ liệu mới nhất là ISM cũng không hề ấn tượng. Tôi đang gõ những dòng này với một tâm trạng không thể tin nổi vì các đồng EM đã giao dịch quá mạnh mẽ trong ngày, nó hầu như không thể hiện sự lo ngại nào về tăng trưởng và khá khó hiểu với tôi. Có lẽ chúng ta đã tham gia một chút vào môi trường “Goldilock” (tăng trưởng không quá mạnh nhưng cũng không quá chậm), hướng đến những gì được dự đoán là tháng có biến động thấp, ít cơ hội thấp và vì vậy những người tham gia thị trường đang cố gắng tìm kiếm lợi suất. Nếu thành thật mà nói, tôi không chắc chắn chính xác điều gì đang xảy ra với bối cảnh vĩ mô và tôi cá rằng không chỉ mình tôi cảm thấy như vậy, nhưng hành động giá của USD/JPY và dữ liệu dòng tiền mà chúng tôi đang thấy khá thuyết phục để cặp tiền tiếp tục di chuyển xuống thấp hơn nên tôi sẽ vẫn giữ các vị thế Short. Kỳ vọng một nhịp bứt phá qua 109 để mở đường đến 108.55 và sau đó là 108.35.
CHF – Matthew Pheasant
Hôm qua, chỉ số PMI ngành sản xuất của Thụy Sĩ đã đánh bại kỳ vọng 3 điểm ở mức 71.1 vào ngày hôm qua, nhưng không có nhiều tác động. Tâm lý rủi ro khá trái chiều vào ngày hôm qua với các đồng tiền có hệ số beta cao cũng như cổ phiếu giao dịch tốt, tuy nhiên giá dầu lại giảm thấp hơn. Tất cả điều này đã thay đổi sau khi dữ liệu ISM Sản xuất của Hoa Kỳ giảm tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy rủi ro tăng trưởng xuất hiện trở lại và điều này khiến Brent bị bán tháo gần 3.5% và các đồng tiền trú ẩn như CHF và Yên được hưởng lợi nhiều nhất. Căng thẳng của Hoa Kỳ ở Trung Đông chắc chắn không giúp ích được gì và xu hướng đối với USD/CHF và EUR/CHF vẫn là bearish. EUR/CHF đang tiến đến hỗ trợ ngắn hạn tại 1.0730/40 và việc phá vỡ mức này sẽ càng khuyến khích quan điểm Short. USD/CHF hiện đang ở dưới MA 200 ngày ở mức 0.9075 và trong khi dưới mức này, xu hướng chính vẫn là bearish.
JP Morgan Trading Desk