Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 14.03.2022: Chốt lời một phần nhưng vẫn "bearish" với GBP
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.
EUR- Kevin Hebburn
Đồng Euro đã có một sự đảo chiều mạnh mẽ từ mức đỉnh trong tuần sau cuộc họp của ECB, một ngân hàng trung ương tỏ ra “diều hâu” và đi theo con đường thắt chặt trong khi có một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế không phải là điều lý tưởng. Tuy nhiên, có đủ lý do mà tôi tin là nó sẽ không đi thẳng xuống. Tôn trọng phạm vi rộng mà chúng ta đã thấy kể từ khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu. Giá hàng hóa tăng cao có thể chưa thể hiện rõ sự quan trọng ở đây, nhưng có thể là điều cần ghi nhớ trong dài hạn.
GBP - Charlie Cass
Tuần này mở cửa tương đối ổn định với các tin tức cuối tuần dường như vẫn còn lẫn lộn khi cuộc thảo luận vẫn xoay quanh các cuộc đàm phán liên tiếp nhưng các hành động quân sự trên mặt trận tiếp tục tăng lên. Rrất khó để giao dịch trong tình huống này nhưng chúng tôi bám sát quan điểm rộng rãi của mình rằng bất kỳ nhịp phục hồi nào cũng sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì cuộc chiến có thể sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian. Chúng tôi vẫn “bearish” GBP ở đây và những sẽ chốt lời một phần ở 1.30 do có thể có một số lực hỗ trợ số tròn nhưng 1.2850 mới thực sự là vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo. Trong khi đó kháng cự nằm ở 1.3120/25 với 1.3190/00 ở phía trên. Sau cùng, các chi nhánh của chúng tôi đã mua vào đồng GBP trong mỗi ngày của tuần trước.
AUD, NZD - James Clark
Hai đồng Antipodean chào tuần mới giảm khi Trung Quốc phong tỏa nhiều nơi có số ca Covid tăng mạnh. Các đợt phong tỏa của Trung Quốc thường ngắn và dập dịch khá nhanh nên tôi không nghĩ điều này sẽ có nhiều ảnh hưởng. Hơn nữa, tăng trưởng năm nay vượt kỳ vọng và một số vấn đề Covid nhỏ sẽ không thay đổi gì nhiều, nên phong tỏa thực chất có thể khiến chi tiêu tài khóa tăng, hưởng lợi cho AUD. Tôi nghĩ ta có thể sell on rall EUR/AUD, với mục tiêu 1.51, và các mức kháng cự đáng chú ý là 1.5150/5250/5350. Cuộc họp Fed sẽ diễn ra tuần này, cùng báo cáo lao động Úc và GDP New Zealand.
CHF - Charlie Cass
EUR/CHF tương đối ổn định trong phiên giao dịch trước khi đà tăng của USD ảnh hưởng tới USD/CHF (có thể được hỗ trợ bởi sự bứt phá của USD/JPY), tình hình vẫn diễn biến xấu ở Ukraine mặc dù có những lời lẽ sáng sủa hơn cho các cuộc đàm phán và chúng tôi không có hứng thú với Short CHF. Chúng ta (cuối cùng) có thể sẽ thấy một số chuyển động trong số liệu Tổng số tiền gửi do EUR/CHF đã chạm mức ngang giá vào tuần trước. Nếu nó đi ngang một lần nữa, tôi thực sự không biết nói điều gì với bạn ngoài việc trò chơi đã thực sự thay đổi đối với SNB.
JPY - Charlie Cass
USD/JPY tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần, giao dịch rất ổn sau khi phá khỏi 116.35. Dòng tiền phiên thứ Sáu khá thú vị khi các quỹ tiền thực nội địa mua vào XXX/JPY còn các quỹ tiền thực nước ngoài lại bán ra. Cuộc họp Fed thứ Tư sẽ củng cố lại thông điệp tuần trước rằng các ngân hàng trung ương không thể hoãn thắt chặt trước lạm phát. Lợi suất và lạm phát cao sẽ hỗ trợ các cặp XXX/JPY nên tôi sẽ tiếp tục bullish trong tuần này. Tuy nhiên, tôi sẽ cẩn trọng trước việc JPY suy yếu sẽ khiến BoJ gặp thêm rắc rối do sức mua giảm khi nhập khẩu hàng hóa. 120 là mốc tôi từng nói sẽ rất khó chịu và buộc các quan chức phải nói điều gì đó để xoa dịu. BoJ sẽ có một số bình luận vào thứ Sáu và tôi sẽ không bất ngờ nếu họ bày tỏ quan ngại, đặc biệt nếu ta lên tới 119. Tôi nghĩ rằng đợt tăng gần đây có nhiều ảnh hưởng bởi giá hàng hóa, thay vì dòng tiền đầu cơ, khi tài khoản vãng lai Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt lớn nhất trong 8 năm. Để có thể điều hướng lại USD/JPY, BoJ cần tăng tốc thắt chặt, và với họ, có vẻ đó sẽ là kiểm soát lợi suất, từ lợi suất 10 năm đến 5 năm. Ở giai đoạn này, tất cả điều là suy đoán, nhưng hãy sẵn sàng cho mọi việc. Với động lực hiện tại, tiếp tục long USD/JPY với lệnh trailing stop.
JP Morgan Trading Desk