Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.03.2023: Short USDJPY trước tình hình khủng hoảng ngân hàng
Đức Nguyễn
FX Strategist
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.
CAD - Simon Spearing
Cổ phiếu và năng lượng chịu áp lực đã khiến USDCAD vượt lại 1.3800, trước khi giảm về 1.3750 sau tin Credit Suisse được cứu trợ. Biến động ngắn hạn đang thách thức sự kiên định của chứng tôi và với Fed và cách phản ứng trong thị trường nhiều áp lực như này, khó mà có được quan điểm cơ bản nào. USDCAD sẽ duy trì biên độ 1.3650/1.3850 và tôi sẽ giao dịch tại các mức cực đoan.
JPY - James Clark
Các cặp XXXJPY giảm mạnh trước khủng hoảng ngân hàng lan sang châu Âu. Có vẻ như ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn và tôi lo ECB có thể đổ thêm dầu vào lửa hôm nay nếu họ không đưa ra thông điệp tốt. Ví dụ, họ tăng 50bp trong môi trường này sẽ là một thảm họa. Điều đó càng khiến tôi muốn giữ short USDJPY/NZDJPY vì JPY sẽ hưởng lợi nếu các ngân hàng trung ương buộc phải xoay trục theo định giá thị trường. Chúng tôi tiếp tục ghi nhận lực mua JPY từ nhiều tệp khách hàng khác nhau, gồm cả các quỹ tiền thật địa phương. Hỗ trợ quan trọng tiếp theo là 129.75/00, break qua đây sẽ thu hút thêm động lực. Tôi phải thừa nhận tình hình đang rất khó đoán, ta cứ từ từ, mua bán đuổi tại các mức cực đoan là điều cấm kỵ.
GBP - Charlie Cass
Thời kỳ khó khăn cho thị trường với vụ Credit Suisse khiến mọi người bất ngờ như vụ SVB, và giống với việc SVB được cứu, SNB cũng sẵn sàng cho Credit Suisse vay (SNB là ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ, không phải mấy anh quấn khăn ngân hàng quốc gia Ả-rập). Rõ là thị trường đã phản ứng hơi thái quá nhưng một điều rất rõ là mọi thứ đang từ từ sụp đổ, và rất khó để lãi suất về lại mức trước đây trước nhiều lo ngại như hiện tại. Câu chuyện ngân hàng Mỹ cũng chịu một cú rất đau, khiến EUR chịu áp lực và chúng tôi cũng phải đánh giá lại khi các quỹ phòng hộ bán mạnh EUR. Ngân sách Anh chỉ làm nền cho mọi chuyện khác nhưng đi đúng với kỳ vọng, cùng một bất ngờ là bỏ hưu trí trọn đời. Các quỹ tiền thực và doanh nghiệp cũng bán mạnh GBP, nhưng các quỹ phòng hộ lại mua vào, tôi cũng đã kịp đóng long EURGBP trước vụ CS này nên vẫn chưa vội trở lại. Ta cũng nên cẩn trọng hơn lúc này, trừ USDJPY, cặp này chắc chắn sẽ sập mạnh.
AUD, NZD - James Clark
2 đồng Antipodean ghi nhận số liệu rất trái ngược nhau với báo cáo lao động tốt tại Úc và GDP New Zealand rất kém. Báo cáo lao động này đã đưa câu chuyện của Úc ổn định trở lại sau loạt báo cáo yếu và RBA dovish. Điều này sẽ khiến họ phải cân nhắc hơn. Với GDP New Zealand, số liệu thấp hơn kỳ vọng rất nhiều, cùng với quý III bị điều chỉnh giảm, cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế. Tình hình sẽ chỉ tệ hơn với New Zealand khi nhiều hộ gia đình sẽ chuyển sang lãi suất cao hơn và áp lực chính sách đang bắt đầu rõ rệt. Tôi vẫn tin rẳng RBNZ là NHTW đầu tiên sẽ phải cắt lãi suất, và đã short NZDUSD sau khi tin GDP được công bố. Tình hình ngân hàng nhìn chung cũng tạm ổn, nhưng ta vẫn chưa hết khó khăn. Tôi ưu tiên short tài sản rủi ro, XXXJPY nhưng thị trường lúc này ta cần đi theo biên độ là chính. Kháng cự đầu tiên của NZDUSD là 0.62, trên đó là 0.6275. Với AUDUSD, kháng cự chính nằm tại 0.6775/00.
CHF - Charlie Cass
Một câu chuyện của 2 SNB, một là mấy anh quấn khăn Ả-rập từ chối cấp thêm vốn cho Credit Suisse, còn bên còn lại là mấy anh châu Âu cứu bằng cách sẵn sàng cho vay 50 tỷ CHF. Điều này có ý nghĩa gì? Tôi cũng không biết, ta đã ghi nhận tiền rút ra rất nhiều từ CS năm ngoái trong bộ phận quản lý tài sản và tôi nghĩ sẽ còn nhiều tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ vẫn sẽ còn ở đó. CHF sẽ không hưởng lợi từ tình hình này, nhưng với SNB vào cứu, có lẽ tình hình sẽ khác và đặc tính phòng hộ của đồng tiền sẽ tỏa sáng. Các quỹ tiền thật mua vào, còn các quỹ phòng hộ bán ra nhưng thanh khoản rất kém. Tôi giữ chiến lược sell on rally EURCHF nhưng sẽ chờ lên gần vùng 1.00 hơn.
JPMorgan