Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 17.05.2022: USD sẽ còn tiếp tục điều chỉnh giảm
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.
AUD, NZD - James Clark
Bán tháo USD mạnh mẽ trong 24 giờ qua và không rõ lý do chính xác của nó là gì. Có một số điểm tích cực từ các tiêu đề hôm thứ Sáu về việc Thượng Hải mở cửa trở lại. Mặc dù tôi đồng tình với ý kiến rằng Trung Quốc nắm giữ chìa khóa cho việc chúng ta có đạt được “hạ cánh mềm” hay không cho nền kinh tế toàn cầu và do đó định hướng trong tương lai cho cổ phiếu/USD/lợi suất cũng phụ thuộc vào TQ, nhưng điều đó không đơn giản chỉ là mở cửa trở lại. Trung Quốc sắp từ bỏ chính sách 0-COVID của họ, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu xem hoạt động kinh tế có thể tăng lên bao nhiêu mà không gây ra một đợt bùng phát đột biến số ca nhiễm COVID và phong tỏa khác. Có lẽ đây là yếu tố tốt cho các vị thế Short USD ngắn hạn, nhưng tôi cảm thấy có vẻ như niềm tin của thị trường vào câu chuyện “bearish” là cao và vì vậy thị trường sẽ tìm cách sell on rally, và điều này sẽ hạn chế USD giảm quá xa. Hôm qua, tôi đã đề xuất mua AUD/USD và bán trước vùng 0.70. Tôi không nghĩ đây là thời điểm tốt để mua vào USD, nhưng tôi đang tìm cách làm như vậy nếu chúng ta tiếp tục tiến về các mức phù hợp hơn. Các mức quan trọng để theo dõi là 0.7030/55 ở AUD/USD và 0.6380/00 ở NZD/USD.
JPY - James Clark
Tôi nghĩ 129.50/00 là điểm short USDJPY đẹp khi thị trường đang chuyển từ câu chuyện lạm phát sang tăng trưởng. Tình hình tài chính đã thắt chặt nhanh tới nỗi lợi suất 10 năm sẽ rất khó vượt 3% trong ngắn hạn; thị trường vẫn đang long mạnh USDJPY nhưng cũng đã bắt đầu giảm bớt vị thế. Cũng rất thú vị khi các quỹ phòng hộ bắt đầu bán ra. Mối quan tâm chính lúc này sẽ không còn là USDJPY khi USD đang suy yếu. Tương quan cổ phiếu/trái phiếu đã đảo chiều và các cặp chéo JPY đã trở thành mối quan tâm chính. Theo tôi, khẩu vị rủi ro có hồi phục nhưng sẽ không kéo dài lâu, nên tôi sẽ chờ sell on rally tại 130, và quả ngọt sẽ về khi risk-off trở lại.
GBP - Charlie Cass
Sterling đã bắt đầu phục hồi sau phiên London hôm qua, và trước khi báo cáo việc được công bố trong nay. Không thực sự có bất kỳ tin tốt nào từ Bailey vào ngày hôm qua, và có thể cho rằng những con số “nóng” trong báo cáo tiền lương tạo ra nhiều vấn đề hơn cho BoE trong môi trường lạm phát đình trệ này, nhưng vị thế thị trường hiện tại khá lớn và đang dần bị siết vị thế. Có vẻ như sự phục hồi có thể còn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là ở những thị trường khó chịu này, và do đó chúng tôi đã cắt bớt các vị thế Short đồng bảng Anh của mình. Theo dõi vùng kháng cự 1.2400/20 ở GBP/USD và MA 200 ngày của EUR/GBP ở xung quanh 0.8446.
CAD - Simon Spearing
Nếu không để ý, chắc bạn sẽ không thấy được USDCAD giảm 250 pip hôm qua. Tôi từng nói mất hỗ trợ 1.2900 sẽ tiếp tục đạp cặp tiền này xuống sâu hơn, và dầu tăng hôm qua có lẽ đã kích cầu CAD. Giá nhà Canada lần đầu tiên giảm sau 2 năm và số liệu niềm tin người tiêu dùng cũng ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ đại dịch, nhưng doanh số sản xuất lại vượt dự báo. Khá trái chiều, nhưng số liệu yếu kém sẽ là vấn đề với BoC, khi họ có nói về ảnh hưởng của lãi suất cao lên hộ gia đình. Tôi vẫn đang cẩn trọng trước báo cáo CPI ngày mai.
CHF - Charlie Cass
Số liệu tiền gửi bất ngờ tăng hôm qua, khiến thị trường phân vân xem SNB đang có ý định gì vì họ có vẻ sẵn sàng để EURCHF vượt quá 1.02 (từng là một ranh giới với SNB). Chi nhánh chúng tôi ghi nhận lực bán CHF nhẹ từ các quỹ phòng hộ và quỹ tiền thực. EURCHF chưa đóng cửa trên MA 200 ngày kể từ tháng Chín. Tôi trung lập với CHF.
JP Morgan Trading Desk