Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 22.04.2022: Bộ Tài chính Mỹ/Nhật Bản cùng can thiệp tiền tệ? Vô nghĩa!
Đức Nguyễn
FX Strategist
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.
EUR - Kevin Hebburn
EUR nhận lực mua mạnh nhờ kỳ vọng ECB tăng lãi suất tháng Bảy, tuy nhiên đến phiên Mỹ tất cả đã lại quỳ xuống chân đồng đô la và đến giờ đang đang chờ kiểm tra 1.0800. Số liệu PMI Đức và Pháp vẫn rất tốt nên tôi không nghĩ EUR sẽ sập, và các cặp chéo cũng ổn định. Rủi ro chính vẫn là cuộc bầu cử Pháp cuối tuần này. Có vẻ bà Le Pen khó mà thắng nhưng cũng nên cẩn thận nói trước bước không qua. Với việc chiến dịch tranh cử lần này không còn cực đoan như năm 2017, tôi nghĩ bất kỳ pha giảm nào đầu phiên tuần sau cũng sẽ hồi phục nhanh. Quan điểm long EUR trước đó của tôi không kéo dài được lâu, dù với chiến thắng của ông Macron cùng số liệu ổn định và ECB hawkish, tôi tin EUR sẽ vượt trội ở các cặp chéo.
CAD - Charlie Cass
Đợt bán tháo USD trước phiên New York trông rất giống một hiện tượng lạ, khi chủ tịch Powell hawkish nhanh chóng đưa USD tăng trở lại, CAD và các đồng châu Đại Dương đều bị đạp mạnh cùng cổ phiếu. Với việc thống đốc Macklem cũng có những bình luận hawkish, tôi không hiểu sao CAD lại lún sâu như vậy, vì đội lướt sóng đâu có xây dựng nhiều vị thế trong 2 tuần gần đây (lực bán từ phiên hôm qua mới khiến các quỹ phòng hộ bán ròng CAD). Tôi sẽ tiếp tục long CAD với các cặp chéo, ưu tiên GBP và NZD.
JPY - James Clark
USDJPY biến động khá mạnh trong phiên trước giữa khả năng Bộ Tài chính Mỹ và Nhật cùng can thiệp tiền tệ. Câu chuyện này đã đạp USDJPY xuống có vẻ do kỳ vọng rằng 2 bên sẽ cùng nhau hỗ trợ Yên Nhật. Với tôi, câu chuyện này chẳng có ý nghĩa gì, nó quá mơ hồ, không có chi tiết nào quan trọng. Trong môi trường lạm phát như hiện tại, Mỹ đâu có rảnh gì để giúp đạp USDJPY xuống, nên điều này khó mà thành sự thực, trừ khi mọi thứ đi quá xa. Mọi thứ vẫn chưa đi quá xa và các yếu tố cơ bản tiếp tục ủng hộ USDJPY tăng. Tôi nghĩ cặp tiền sẽ tích lũy 1 chút trước thềm cuộc họp BoJ và tôi sẽ chờ giao dịch trong biên độ 126.25-129.50. Có 2 điều mà tôi cực kỳ chắc chắn: Một, BoJ sẽ không làm đủ (bỏ kiểm soát lợi suất mới đủ) trong cuộc họp tiếp theo, và hai, cộng đồng trader vĩ mô và các quỹ tiền thực nước ngoài đã bỏ lỡ cơ hội này, và cộng đồng vĩ mô đang bắt đầu FOMO, còn các quỹ tiền thực có vẻ vẫn sẽ short USDJPY. Chúng tôi tiếp tục ghi nhận lực mua USDJPY từ các quỹ tiền thực nội địa, và bắt đầu thấy nhu cầu từ các quỹ nước ngoài. Tiếp tục long, chờ buy on dip thêm tại 127.60, 126.80 và 126.25/30.
AUD, NZD - James Clark
Hai đồng Antipodean cuối cùng cũng chịu trận sau khi USD/CNH tiếp tục đà tăng và EUR cũng suy yếu cùng với thị trường chứng khoán. Tôi không rõ lý do đằng sau đà giảm của thị trường chứng khoán và tôi cũng bị bất ngờ bởi động thái đó. Thôi thì dù sao nó cũng đã giúp tôi đẩy hai đồng Antipodean xuống. Mặc dù không thể phủ nhận sự tương quan giữa AUD NZD và chứng khoán, tuy nhiên mối liên hệ mới nhất mà chúng ta cần lưu ý chính là CNH. Do đó tôi nghĩ chúng ta nên Sell on rallies các đồng high-beta khi thị trường chứng khoán phục hồi.
CHF - Charlie Cass
Mặc dù EUR/USD sụt giảm tuy nhiên EUR/CHF vẫn có thể đứng vững ở vùng đỉnh khi USD/CHF bật tăng lên 0.95. Đồng Franc đang giảm mạnh nhất nhóm G10 trong tuần này so với USD và tôi không rõ tại sao, có thể là do SNB có động thái nào đó mặc dù số liệu tiền gửi không kỳ hạn tuần này không quá đặc biệt. Chúng tôi ghi nhận lực bán từ các quỹ phòng hộ trong hai phiên vừa qua. Trên bức tranh kỹ thuật, EUR/CHF có kháng cự tại 1.04 trong khi 0.9460/70 là vùng hỗ trợ mà ta có thể buy on dips.
JPMorgan