Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 26.04.2022: Tiếp tục giữ Long USD và chờ buy on dip
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.
EUR- Kevin Hebburn
Nhìn chung, lo ngại về tăng trưởng vẫn đang gây rất nhiều sức ép trên thị trường FX, và USD vẫn đang là ông vua. Triển vọng EUR vẫn ảm đạm, không hồi phục nhiều dù USD có suy yếu đôi chút với các đồng tiền khác, phá qua 1.07 trong phiên hôm nay và đang hướng tới đáy 2020 tại 1.0635. Khó mà nghĩ tình hình có thể thay đổi trong ngắn hạn, khi mà dòng tiền vẫn đang tiếp tục bán đuổi EUR.
AUD, NZD - James Clark
Mối lo ngại về Trung Quốc là trung tâm của thị trường. Đồng USD giảm nhẹ vào sáng nay khi CNH mạnh lên sau thông báo về việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc (RRR), nhưng luồng tin tức đối với tôi dường như cho thấy rằng PBoC có thể đang cố gắng làm chậm đà giảm giá hơn là đảo ngược hoàn toàn. Do đó, đây vẫn là một môi trường “bullish” với USD và tôi sẽ gắn bó Long USD qua AUD, NZD, GBP, EUR, JPY. Chờ sell on rally ở 0.7290/15 với AUD/USD và 0.6715/35 với NZD/USD.
CAD - Charlie Cass
Sau khi để ngỏ khả năng tăng hơn 50bp tuần trước, ông Macklem lại nói rằng “tăng hơn 50bp sẽ cực kỳ bất thường.” Nên dù USDCAD có tăng do chứng khoán và hàng hóa suy yếu, CAD lại khá vững vàng với các cặp chéo. Các quỹ tiền thực và quỹ phòng hộ đã bán CAD tại chi nhánh chúng tôi, và dù có chút lo ngại từ Trung Quốc, như tôi đã nói, CAD sẽ tiếp tục hưởng lợi từ nền kinh tế nội địa ổn định và một trong những NHTW hawkish nhất.
CHF - Charlie Cass
Dữ liệu tiền gửi (2.5 tỷ CHF) củng cố câu chuyện về lực mua xung quanh 1.02 ở EUR/CHF. Chúng tôi hiện đang kỳ vọng ECB tăng lãi suất vào tháng 7, do đó sẽ đứng ngoài. Hiện tại giữ quan điểm trung lập.
GBP - Charlie Cass
Đồng CNH và thị trường chứng khoán đã ổn định trở lại mặc dù các cặp G7 phục hồi khá yếu. Các quỹ phòng hộ là những tổ chức bán ra đồng Bảng Anh mạnh mẽ nhất trong phiên hôm qua và hiện đã là phiên thứ 6 liên tiếp, xóa bỏ hoàn toàn lượng vị thế Long mới được đặt từ tháng 3. Bên cạnh đó báo cáo của IMM cho thấy bức tranh vị thế không còn rõ ràng như trước, ít nhất là với các quỹ phòng hộ. Các quỹ tiền thật lại mua nhẹ trong phiên hôm qua và điều này rất đáng chú ý. Hỗ trợ quan trọng ở 1.2650/70 với Cable sẽ chưa thể giúp chúng ta đặt lại vị thế Sell và nên chờ ở 1.2790 và 1.2860.
JPY - James Clark
USDJPY giảm trong phiên hôm qua khi thị trường thoát khỏi một số giao dịch quen thuộc, và lợi suất cùng hàng hóa đều giảm. Biến động nhẹ trên thị trường hàng hóa sẽ không thực sự ảnh hưởng nhiều đến JPY, nhưng câu chuyện lợi suất thì có. Tôi vẫn nghĩ lợi suất Mỹ vẫn sẽ tăng mạnh. Bộ trưởng Tài chính Suzuki đã nói về việc can thiệp tiền tệ, và như tôi đã nói, Mỹ đâu có rảnh rỗi chơi trò đó với Nhật khi mà Nhật vẫn đang kiểm soát lợi suất. Thị trường sẽ chuyển hướng sang cuộc họp BoJ thứ Năm, để xem liệu họ có điều chỉnh gì về việc kiểm soát lợi suất không. Tuy nhiên, tôi nghĩ họ sẽ lại giữ nguyên như vậy. Tôi vẫn sẽ long USDJPY, và gia tăng vị thế nếu họ không làm gì. Tình hình vị thế đang cho thấy có vẻ các quỹ tiền thực và trader vĩ mô đã bỏ lỡ cơ hội này và sẽ chờ buy on dip. Tôi sẽ chờ mua thêm tại 127.60, 126.80 và 126.25/30.
JP Morgan Trading Desk