Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 29.09.2022: Vẫn bearish với GBP, nhưng cần cẩn trọng hơn!
Đức Nguyễn
FX Strategist
Quan điểm và chiến lược giao dịch của JPMorgan trading desk tại London.
CAD - Simon Spearing
Sau khi chạm đỉnh 2022 mới, USDCAD giảm 230 pip, và đây là một pha điều chỉnh kỹ thuật quan trọng. Nhưng cặp tiền đã tăng trở lại lên 1.37 khi chứng khoán chịu áp lực. Có nhiều bàn tán về lý do tại sao USD bị bán mạnh như vậy và dù ta có thể nói do BoE can thiệp vào thị trường trái phiếu của họ, sau đó lan sang các nơi khác, có vẻ động lực cuối tháng cũng gây biến động phần nào. Dù có vẻ USD đã mạnh lên quá nhiều nếu nhìn vào các chỉ báo động lượng, phiên hôm qua có lẽ chỉ là một pha điều chỉnh ngắn hạn cho CAD. Tôi sẽ đứng ngoài và giao dịch thận trọng hơn lúc thị trường kém thanh khoản như hiện tại, đặc biệt trước dòng tiền cuối tháng/quý. Nhưng câu chuyện không đổi và USD vẫn là vua, tôi sẽ chủ yếu chờ buy on dip.
CHF - Charlie Cass
Hành động giá rất đáng khích lệ cho CHF hôm qua sau khi EURCHF sập sâu hơn về 0.94 trước khủng hoảng thị trường trái phiếu, đặc biệt tại Ý, đưa chênh lệch lợi suất chạm mức kỷ lục. Thị trường có hồi phục lại cuối ngày nhưng ta có vẻ đã xác nhận break hỗ trợ 0.9480/00, tôi không thay đổi quan điểm, hạ bớt vị thế một chút trước thềm cuối tháng, chờ short lại tại 0.96.
EUR - Kevin Hebburn
Hành động giá hôm qua khá loạn, nhưng không rõ có gì thực sự thay đổi không, nhưng nhiều lý do đã khiến lượng vị thế giảm rất nhiều. PBoC gây sức ép lên đội short Nhân dân tệ cùng BoE can thiệp vào thị trường trái phiếu Anh (nhưng không phải can thiệp kiểu thị trường muốn) khiến trái phiếu tăng mạnh và USD suy yếu. Ta đang trong thời kỳ chưa từng có tiền lệ và phản ứng ban đầu với BoE là đạp GBP (khá dễ hiểu), nhưng với đủ nỗi lo và việc họ cũng đã làm điều gì đó để ổn định cũng là điều đáng hoan nghênh, dù chỉ trong ngắn hạn. Dòng tiền thì khá thú vị, các quỹ phòng hộ bán tương đối mạnh GBP, nhưng càng về cuối ngày, doanh nghiệp và các quỹ tiền thực lại mua mạnh, với một số bàn tán rằng rủi ro đuôi đang giảm bớt. Hiện tại, dù định giá lãi suất dài hạn của Fed đã hạ nhiệt đáng kể, tôi vẫn tin Fed sẽ kiên quyết cần tăng lãi suất mạnh hơn, còn BoE mua trái phiếu không thực sự hỗ trợ cho GBP trong trung hạn và tình hình thế giới vẫn đang rất ảm đạm (đường ống lại rò rỉ) nên dù đây giống như một pha đảo chiều xu hướng, tôi nghĩ ta chỉ bước vào thời kỳ biến động hơn.
Biến động hôm qua không liên quan quá nhiều đến USD nên tôi chưa rõ xem ảnh hưởng có kéo dài thêm được không, và dù biến động rất mạnh, ta vẫn chả đi được đâu xa và các mốc kỹ thuật vẫn chưa bị vi phạm. Sẽ khá thú vị để xem thị trường phản ứng trong các phiên sau ra sao. Buy on dip USD vẫn là chiến lược hợp lý nhất khi phân tích cơ bản chưa thay đổi và tôi nghĩ thị trường sẽ chờ điểm vào đẹp hơn. Tôi cũng đã cắt gần hết lệnh short EURCHF quanh 0.94, vì mức này vẫn khá khó chịu và sẽ chờ sell lại.
EUR đã có một pha đảo chiều quan trọng nên sẽ khá thú vị để xem liệu pha tăng này có tiếp tục không hay tâm lý bearish bao trùm một lần nữa áp đảo khi chưa có gì thay đổi cả, và vị thế với EUR vẫn chưa khớp với tâm lý của hành động giá gần đây nên sẽ chờ sell on rally tại 0.9850. Đường xu hướng chặn đà tăng trong năm nay hiện nằm tại 1.01.
GBP - Charlie Cass
Lại một ngày rất sôi động khi BoE tuyên bố can thiệp vào thị trường trái phiếu, đạp lợi suất Anh 30 năm hơn 100bp. Có nhiều tranh luận ở đây nhưng họ hành động để tránh các quỹ hưu trí bị margin call, theo tôi thì hoàn toàn hợp lý và hạn chế thêm áp lực. Với GBP, mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều khi triển vọng vẫn đang rất xấu với vấn đề nợ công và họ đang nới lỏng trong môi trường thắt chặt nhưng ta phải chấp nhận điều này. Thị trường nhanh chóng phản ứng bằng việc bán GBP bất chấp lợi suất cũng sập tại Mỹ và khẩu vị rủi ro được cải thiện. Nhưng cũng chú ý là EURGBP hầu như không đổi. Chúng tôi đã cắt bớt vị thế khi chính mình cũng đang chờ một cuối tháng biến động mạnh, và với các tín hiệu kỹ thuật, điều này sẽ tiếp diễn, do đó đã dời điểm short GBPUSD lên 1.10. Để câu chuyện với Bảng Anh thực sự thay đổi, (1) chính phủ cần quay xe, hoặc (2) các nước phối hợp can thiệp để hạ nhiệt USD. Về cái đầu tiên, áp lực lên tân Bộ trường Tài chính đang lớn dần nhưng và Truss vẫn đang rất kiên quyết với kế hoạch, trong khi đó ta cũng đang thấy tín hiệu rằng sẽ có phối hợp nhưng lại liên quan đến việc yêu cầu Anh cân nhắc lại các quyết định giảm thuế từ IMF (Mỹ đã tham gia cùng IMF trong vấn đề này). Về dòng tiền, các quỹ tiền thực mua đã bị cân bằng bởi các quỹ phòng hộ bán. Hôm nay ta sẽ có phó thống đốc BoE Ramsden phát biểu lúc 6h30 tối, cùng kinh tế trưởng Huw Pill và bà Tenreyro lúc 10h tối.
AUD, NZD - James Clark
Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về lý do USD đảo chiều giảm hôm qua, và thường thì sẽ nói do vị thế. Nhưng như tôi đã nói, ta không thấy nhiều quỹ phòng hộ và tiền thực long USD tháng nay, thay vào đó chủ yếu là doanh nghiệp. Chúng tôi thậm chí còn ghi nhận lực bán USD trên khắp các cặp tiền và đủ loại khách hàng. Tôi vẫn giữ quan điểm long USD nhưng không tất tay hoàn toàn ở các mức đã rất cao như này, nên sẽ chờ cơ hội buy on dip. Hành động giá phiên hôm qua có vẻ rất quan trọng trên biểu đồ trong khoảng 1-3 ngày gần đây, nhưng nếu ta nhìn xa hơn, nó vẫn chưa là gì với đà tăng khủng khiếp của USD vài tuần nay. Đây là điều rất quan trọng cho quan điểm buy dip USD, vì tôi không ủng hộ bắt dao rơi. Cũng nên nói là EURUSD đã có một pha đảo chiều rất quan trọng hôm qua, một tín hiệu kỹ thuật cần được để mắt. Ta cũng cần chú ý tới động lực cuối tháng, có thể khiến hành động giá ngẫu nhiên hơn. Tôi sẽ tiếp tục chờ điểm mua đẹp hơn để vào long USD. 0.6660/80 là kháng cự quan trọng của AUDUSD, đây sẽ là điểm short đầu tiên. Trong hôm nay, tôi nghĩ ta sẽ khó break được hỗ trợ 0.6440/50.
JPY - James Clark
Pha long squeeze USD cũng đã gây ảnh hưởng đến cả USDJPY, giảm về 143, nhưng đã tăng lại sau đó. Khá thú vị khi USDJPY có vẻ bị bán tương đối mạnh trên 144. Tôi không rõ đó là do thị trường nghĩ BoJ sẽ can thiệp tại 145 hay có một kiểu hạn chế giảm mạnh giấu bài của họ. Ta sẽ biết được điều đó ra sao khi báo cáo can thiệp được công bố ngày mai. Tôi không thay đổi quan điểm với USDJPY, chờ long on dip tại các pha điều chỉnh do can thiệp vì (1) việc can thiệp sẽ ngày càng thiếu rõ nét sau mỗi lần và (2) hành động giá vẫn đang được chi phối bởi dòng tiền thực, chênh lệch lợi suất và cán cân vãng lai xấu đi, chứ không đơn giản là dòng tiền đầu cơ. Để thực sự thay đổi hướng đi, BoJ cần bỏ/thay đổi chương trình kiểm soát lợi suất hoặc USD đảo chiều thực sự, và theo tôi cả 2 khó mà xảy ra trong ngắn hạn.
JPMorgan