Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 01.07.2020: Cơ hội Buy on dips các đồng, đặc biệt là EUR.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dip EUR/USD, đặc biệt quanh vùng 1.1160/75, tuy nhiên Long EUR/GBP không còn hấp dẫn vào lúc này. Xem xét Long EUR/NZD tại 1.7325. Trong khi đó các đồng Antipodean vẫn chịu nhiều thách thức. Sell on Rally USD/CHF quanh 0.9525/30.
EUR – Jeffrey Simmons
Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều lần hiện tượng dự đoán xu hướng cuối tháng (cụ thể là dự đoán USD sẽ bứt phá so với phần còn lại) trở nên thiếu chuẩn xác. Đây cũng chính là diễn biến xảy ra vào đêm qua, và chỉ có một số nhỏ là đi ngược lại xu hướng chung, trong đó có JPY. Mặc dù vẫn còn vài yếu tố nhất quán xoay quanh định hướng cho ngày cuối tháng, thì trên thực tế, theo kinh nghiệm của tôi, sự kiện cuối tháng luôn rất khó đoán. Nguyên do là bởi có rất nhiều yếu tố liên quan đến màn thể hiện của TTCK có thể gây tác động lên tính chất luân chảy của dòng tiền, thêm vào đó là việc dòng vốn của Khách hàng giao dịch sôi động suốt phiên London hôm qua. Đồng EUR giao dịch ổn định suốt thời gian này và có lúc cố gắng bứt phá để quay lại mức kháng cự phía trên, nhưng bất thành nên trượt giảm trở lại quanh vùng 1.1220. Price action của EUR/USD dần trở nên nhàm chán, đơn điệu trong những ngày vừa rồi, và rõ ràng là đang thử thách tính kiên nhẫn của chúng ta. Khó để đưa ra được một định hướng ngắn hạn cụ thể vào lúc này, nhưng tôi tiếp tục kỳ vọng EUR tăng, dù không quá ưu tiên. Hôm nay và ngày mai, dữ liệu kinh tế Mỹ sẽ là tâm điểm, và số liệu công bố sẽ có sự liên kết rất gần gũi với tâm lý rủi ro thị trường. Nếu số liệu kinh tế Mỹ tích cực và phản ứng vội vã đi kèm thường là Sell EUR, tôi sẽ chọn Buy on dip khi đà bán tháo diễn ra. Vùng 1.1160/75 tiếp tục là điểm đẹp để mua. Kỳ vọng của tôi vẫn là vùng 1.10 sẽ là hỗ trợ mạnh trong trung hạn và ít nhất chúng ta sẽ kiểm tra lại ngưỡng 1.15/1.16 lần nữa. Nhưng dù điều này có thực sự xảy ra, cần phải thêm một thời gian nữa.
GBP – Karim Mir
Đây không phải lần đầu tiên chúng ta chứng kiến dự đoán tác động của dòng tiền cuối tháng làm đồng USD trở nên mạnh hơn bị sai lệch. Thực tế, đà bán tháo của USD trong hôm qua đã đẩy cặp tiền GBP/USD tăng thêm 1%, đồng thời cặp EUR/GBP cũng quay về mức hỗ trợ 0.9075 như chúng tôi đã nhấn mạnh trước đó. Cú giảm bất ngờ của cặp tiền chéo trên sau khi đã tăng tới 2% báo hiệu chúng ta sắp bước vào giai đoạn tích lũy khởi động tháng mới. Mặc dù trước đó chúng tôi có quan điểm bán Sterling trên diện rộng tại mức giá 0.9075 này, chiến lược này đang tỏ ra kém hấp dẫn hơn. Thực tế, với số liệu việc làm của Mỹ vào ngày mai, sau đó là kỳ nghỉ của Mỹ vào thứ 6, mức giá trên vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Tổng kết lại, chúng tôi đang kỳ vọng Sterling yếu đi để có thể đánh giá lại tình hình, nhưng không đặt quá nhiều kỳ vọng trong bối cảnh hiện tại.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Tháng mới, quý mới, nửa năm mới – vậy thị trường có mới? Chắc là không. Chúng ta vẫn ở trong sự cân bằng của cuộc chiến giữa làn sóng lây nhiễm thứ hai với các chương trình kích thích trên toàn cầu, được phản ánh trên TTCK và biên độ dao động của FX ngày càng nhỏ dần. Chúng ta đã may mắn với AUD vì biên độ dao động hàng ngày vẫn ở mức tương đối tốt cho đến tuần trước, mặc dù không có xu hướng rõ ràng. Quan điểm của của chúng tôi vẫn là Buy on dip với các tài sản rủi ro vì chúng tôi nghĩ rằng việc phong tỏa sẽ chỉ được triển khai ở một vài khu vực chứ không lan rộng. Dù vậy, điều này không có sức thuyết phục cao và tôi thậm chí còn ít tin tưởng vào quan điểm nhất là đó đối với các đồng tiền này, vì Úc vẫn còn quá nhạy cảm với các tin tức về COVID-19 và việc phong tỏa một phần của Victoria trong 4 tuần dù rất ít trường hợp nhiễm mới, RBNZ chuẩn bị tiến hành thay đổi chính sách tiền tệ lớn vào tháng 8 và Trump suy nghĩ về việc áp thuế đối với Canada. Long EUR/NZD là một chiến lược giao dịch tôi khá thích trong vài tháng tới. Mua trước tại vùng 1.7325, sau đó tăng thêm vị thế nếu giá xuống 1.72 dường như là một chiến lược hợp lý. Các mức kháng cự xuất hiện ở 0.6775/00 đối với AUD/USD, 0.6375/00 đối với NZD/USD và 1.3715/25 đối với USD/CAD.
CHF – Jeffrey Simmons
Hôm qua CHF bất ngờ mạnh lên và vẫn giữ vững sức mạnh cho tới buổi sáng nay. Một điểm cần lưu ý đó là số liệu tiền gửi của Thụy Sĩ công bố hôm thứ Hai cho thấy mức tăng gần 3 tỷ Franc, thể hiện sự can thiệp chính thức trong tuần rồi, cũng là giai đoạn tỷ giá EUR/CHF cao hơn so với hiện tại. Điều này có thể trở thành hình mẫu chính nếu EUR/CHF tượt sâu về lại quanh 1.05. Tôi không xem đây là lý do để Long EUR/CHF tại mức giá vừa nêu, nhưng bất kỳ nhịp giảm nào cũng sẽ được kiềm hãm. USD/CHF hôm qua tăng mạnh lên 0.9520/30 nhưng không chinh phục được ngưỡng này, nên sau đó quay đầu giảm sâu. Cặp chéo này vẫn thích hợp với chiến thuật Sell on rally, nhất là tại vùng 0.9525/30. Tuy vậy chúng tôi trung lập với USD/CHF, bởi vẫn ưu tiên chọn EUR hơn.