Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 03.08.2020: Cần làm gì nếu USD điều chỉnh tăng?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dips tại vùng 1.1720/50 và sẽ quyết liệt Long EUR nếu giảm sâu xuống 1.1640/70. Chờ mua EUR/GBP quanh 0.8930. Giữ Short USD/JPY, gia tăng vị thế nếu tăng lên quanh 106. Canh Sell on rally USD/CHF tại 0.9200/50.
EUR – Jeffrey Simmons
Sau khi chạm nhẹ mức 1.19 vào tuần trước, EUR cuối cùng đã bước vào nhịp chỉnh sau nhiều tuần tăng chóng mặt, và đóng cửa kết thúc phiên ở dưới mức 1.18. Trong phiên Á sáng nay, EUR có vẻ tiếp tục giảm sâu (có lúc chạm 1.1741), mặc dù đã có chút phục hồi kể từ vùng đáy trong ngày. Chúng tôi đã và vẫn Bullish với EUR nhưng đã khuyến nghị việc nên chốt lồi một phần vào thứ Sáu rồi. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm sẽ có đợt giảm ngắn hạn vào tuần này, dù vậy chắc chắn chúng tôi không bỏ qua cơ hội Buy on dips tại vùng 1.1720/50 và sẽ quyết liệt Long EUR nếu giảm sâu xuống 1.1640/70. Tháng Tám hàng năm là thời điểm suy yếu của tâm lý rủi ro thị trường, thường mang tính mùa vụ, và dù điều này chỉ dẫn đến USD tăng so với các đồng tiền mới nổi và các đồng High beta trong G10 (ví dụ như AUD và NZD), đây cũng là xu hướng đáng lưu ý. Dù vậy, đà tăng của EUR và sự suy yếu của USD những tuần vừa qua theo chúng tôi vẫn là định hướng chính hiện nay và sẽ không chỉ là hiện tượng ngắn ngủi. Do đó, chúng tôi không từ bỏ góc nhìn toàn cảnh đã theo đuổi trước giờ và vẫn kỳ vọng EUR/USD tăng lên trên 1.20 vào giữa Thu năm nay, và có thể đạt 1.25 vào cuối năm.
GBP – Karim Mir
GBP/USD vừa trải qua một tháng Bảy đáng nhớ khi cặp chéo này tăng hơn 6% và thậm chí còn “tỏa sáng chói lòa” so với “cặp chéo của mọi nhà” là EUR/USD. Đồng bạc xanh chính là yếu tố lớn nhất dẫn dắt GBP, cùng với vị thế thị trường đã góp phần “khuếch đại” xu hướng này. Câu chuyện của Sterling nhìn chung vẫn chẳng có gì thú vị mới mẻ, đặc biệt là các tin tức về Virus tại Anh tiếp tục diễn biến xấu đã đặt Manchester vào tình trạng đáng báo động và kéo theo các kế hoạch phong tỏa London được tái đề xuất trở lại. Về phía Ủy ban chính sách tiền tệ của Anh vào thứ Năm rồi không có hành động gì mới, nhưng thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi những cập nhật mới về quan điểm của cơ quan này đối với khả năng hạ lãi suất về âm. Dù không hứng thú với Pound và vẫn muốn Short GBP thông qua EUR, tuy nhiên việc EUR/GBP xuyên thủng xu hướng tăng của 3 tháng qua (tại 0.9025) khiến tôi suy nghĩ lại về điểm vào đẹp hơn, có thể chờ mua EUR/GBP quanh 0.8930 trong hôm nay.
AUD, NZD, CAD – Simon Spearing
Cả AUD và NZD đều điều chỉnh giảm vào ngày thứ Sáu khi USD cuối cùng cũng đã phục hồi nhẹ, mặc dù khi bạn xem xét quy mô của các nhịp giảm gần đây, tôi đoán điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tháng Tám thường là khoảng thời gian thanh khoản kém cho các thị trường. Tuần này có thể chứng kiến các động thái chốt lời tiếp diễn khi thị trường có vẻ muốn giảm bớt rủi ro, khi trọng tâm dần chuyển sang RBA, tình hình tồi tệ hơn ở Victoria, Báo cáo quý về Chính sách tiền tệ vào thứ Sáu của Úc, Báo cáo việc làm vào ngày mai và cuộc họp RBNZ vào tuần tới. Do đó, chúng tôi đã có lập trường thiên về phòng thủ vào thời điểm này và giảm bớt vị thế rủi ro, nhưng vẫn sẽ tìm cách short NZD vào tuần tới. Mặt khác, CAD dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhịp tăng của USD vào thứ Sáu, nhiều khả năng là do nhu cầu mua CAD vào cuối tháng. Mặc dù quan điểm vẫn là short USD/CAD, như đã đề cập ở trên, chúng tôi đã giảm bớt một phần vị thế khi bước vào tháng Tám. Thất bại trong việc bứt phá xuống bên dưới mức 1.3310/30 là rất đáng lo ngại, nhưng miễn là USD/CAD vẫn giao dịch dưới mức 1.3480/10 thì rủi ro giảm giá vẫn hiện hữu. Tại thời điểm này, giao dịch trong phạm vi là lựa chọn khôn ngoan, mặc dù vẫn thiên vị sell on rally đối với USD/CAD.
JPY – Charlie Cass
Tỷ giá USD/JPY trong phiên giao dịch hôm trước đã có mức tăng không thể tưởng tượng được - 220 pip so với sáng hôm thứ 6 tuần trước. Như những gì tôi đã đề cập đến hôm đó, chúng tôi thấy có dòng tiền từ quỹ tiền thật nội địa đẩy đà tăng của tỷ giá USD/JPY lên mức cao nhất trong một thời gian trở lại đây, cùng với việc đây là thời điểm cuối tháng đã khiến cho thị trường bất ngờ (đặc biệt là khi chỉ số S&P 500 đã có phong độ ấn tượng hơn nhiều so với chỉ số Nikkei 225 trong tháng 7). Câu chuyện đằng sau khá rõ ràng thông qua dữ liệu về dòng tiền, chúng tôi đã nhận thấy khi USD/JPY có đà giảm mạnh phá mốc 107 thì các quỹ phòng hộ liền có nhu cầu lớn về đồng JPY trong 6 phiên liên tiếp, trong khi vào thứ 6 chúng tôi lại ghi nhận dòng tiền "short covering" lớn từ các quỹ này. Qua cuối tuần, đà tăng của đồng USD có ít cơ sở (ngoại trừ việc còn một chút vị thế còn "lan toả" từ tuần trước), nhưng tỷ giá USD/JPY đã tăng mạnh do phá vùng cản 106.00/20 cộng với tin tức "Công ty mẹ của 7-Eleven mua lại Marathon's Speedway" sau thời gian dài trì hoãn bởi đại dịch. Khó mà biết được 21 tỷ USD chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt sẽ có tác động gì nữa, tuy nhiên điều này như một "cái gai" đối với bất cứ ai cho rằng dòng vốn FDI đang quay đầu. Chúng tôi vẫn giữ trạng thái Short chủ đạo tại đây, đồng thời tìm cơ hội gia tăng thêm vị thế ở mức 106 trong hôm nay, nhưng nếu tỷ giá tăng lên mức 106.65/70 trong ngắn hạn thì chúng tôi sẽ suy nghĩ lại. Chỉ số PMI ngành công nghiệp được công bố hôm nay, với mức 105.70 là mức hỗ trợ trong ngắn hạn và mức 105.25/30 là mức hỗ trợ tiếp theo cần để ý tới. Trong khi đó mức 106.10 là mức kháng cự trong ngắn hạn và mức 106.65/70 là mức kháng cự tiếp theo cần lưu ý.
CHF – Jeffrey Simmons
Tỷ giá USD/CHF đã tăng mạnh hôm thứ 6 tuần trước khi đồng USD có nhịp điều chỉnh tăng mạnh nhất trong vài tuần trở lại đây. Đà tăng của cặp tiền này chủ yếu là do đồng Euro yếu đi, mặc dù tỷ giá EUR/CHF cũng đang ở mức ổn định. Mặc dù chúng tôi nhận thức được rằng tháng 8 hàng năm thường mang nhiều yếu tố mùa vụ, khi đây là thời điểm mà tâm lý rủi ro không mấy tích cực, tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ quan điểm Sell on rally USD/CHF khi tỷ giá này chạm vùng 0.9200/50, và đồng Franc vẫn sẽ được hỗ trợ bởi sự xấu đi của tâm lý rủi ro. Hơn nữa, theo cảm nhận của tôi, nếu có một sự điều chỉnh ở thị trường chứng khoán, đó nhiều khả năng sẽ do số liệu kinh tế từ nước Mỹ không tốt cũng như do nhiều rủi ro về chính trị, hơn là do một hiện tượng toàn cầu. Điều này sẽ ủng hộ cho quan điểm bearish với cặp USD/CHF. Tỷ giá EUR/CHF vẫn ở mức 1.08 là mức khá cao ở thời điểm hiện tại.