Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 07.07.2020: Risk-on lan tỏa ủng hộ cho đà tăng của EUR.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Giữ vị thế long EUR/USD, hướng tới 1.15, và buy on dip nếu về 1.1150/1.1200. Chú ý ngưỡng 1.1275/85 trong hôm nay. Long AUD/NZD (đặc biệt tại 1.0580/00) và EUR/NZD. Trung lập với USD/CAD, EUR/CHF. Giao dịch USD/JPY trong biên độ 107-108.
EUR – Jeffrey Simmons
EUR/USD mở đầu tuần giao dịch mới với cú tăng mạnh vào hôm qua, kiểm tra lại vùng giá 1.1350 nhưng vẫn chưa thể phá qua ngưỡng này. Dù đây là điểm đáng lưu tâm, tuy nhiên sau khi cân nhắc EUR/USD đóng cửa tuần trước gần ngưỡng 1.1240, tôi sẽ không vội vàng đưa ra kết luận rằng đây là một tín hiệu bearish. Diễn biến phiên Á (đặc biệt là đồng Nhân Dân Tệ) là điểm nhấn cho phiên giao dịch hôm qua, và có vẻ đó là một yếu tố khả quan ủng hộ cho đà tăng giá của Euro. Cuộc họp của Hội đồng EU vào tuần sau là điều mà cả thị trường chờ đợi, bởi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều tiến triển quan trọng tiếp theo trong gói giải cứu kinh tế, đặc biệt là việc chia sẻ gánh nặng nợ giữa các nước. Trong khi phần lớn thị trường kỳ vọng về một thỏa thuận xuất hiện vào phút chót, câu chuyện này đã bị trì hoãn từ nửa sau tháng 6. Một số thông tin tích cực có thể tạo ra động lượng tăng giá nhỏ cho Euro. Nhìn ở góc độ tổng quan, tâm lý rủi ro vẫn được duy trì tích cực (mặc dù thị trường futures đang chìm trong sắc đỏ vào sáng nay), cùng với việc thị trường cổ phiếu không thể bị bán tháo mạnh mẽ. Chiến lược chúng tôi là điều kiện thị trường như hiện nay sẽ không thay đổi trong ngắn hạn, và đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu. Duy trì quan điểm bullish với cặp EUR/USD và hướng tới mốc 1.15 thậm chí có thể xa hơn nữa. Nếu tỷ giá điều chỉnh về 1.1150/1.1200 có thể tiếp tục mua rải. Trong ngắn hạn, tôi sẽ theo dõi vùng giá 1.1275/85. Nếu không duy trì được ngưỡng này, sẽ có một sự điều chỉnh lớn sau động thái tăng giá của ngày hôm qua.
GBP – Karim Mir
Mức độ tham gia thị trường của những người giao dịch Cable ở mức hạn chế đã thu hẹp biên độ giao dịch của đồng tiền này hơn nữa. Cặp chéo EUR/GBP vẫn giữ vững mức hỗ trợ 0.90 và tăng ngược trở lại. Xu hướng này tiếp tục củng cố cho quan điểm mà chúng tôi theo đuổi, đó là bearish đối với Sterling. Không có số liệu kinh tế nào của Anh sẽ công bố tuần này, còn Brexit vẫn là câu chuyện trọng tâm nhất hiện nay. Một sự thỏa hiệp là khó xảy ra, nhưng nếu thành sự thật, thì cần chú ý sát sao tình hình chuyển động của GBP.
JPY – Karim Mir
USD/JPY bị mắc kẹt ở vùng 107.50 và không động thái nào ở nơi khác có bất kỳ tác động gì đến cặp này. Chú ý vùng 107.00/10 để tìm kiếm vị thế mua và 108.20/30 để tìm kiếm vị thế bán nhưng có vẻ những vùng này đều cách rất xa vùng giá hiện tại.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Cuộc họp sáng nay của RBA không có gì đáng kể để ghi nhận, khi NHTW Úc tiếp tục giữ nguyên lãi suất hiện tại và duy trì quan điểm hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên có một điều bị lược bỏ khỏi thông báo lần này của RBA khiến thị trường chú ý đó là nhận định “tỷ lệ ca nhiễm đang giảm đáng kể”, cũng bởi do các ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại tại bang Victoria. Do đó, hôm qua và phiên sáng nay quả là thời điểm đầy biến động đối với tỷ giá AUD/USD. Chúng tôi vẫn luôn theo đuổi ý tưởng rằng NZD sẽ giảm sâu hơn nữa và cuối cùng đã vào trạng tháo Long AUD/NZD và Long EUR/NZD vào hôm qua, kỳ vọng giá sẽ di chuyển lên vùng 1.08 và 1.76. Các điểm mục tiêu này có thể xảy ra vào tháng sau khi cuộc họp tháng Tám của RBNZ diễn ra, thời điểm mà thị trường đều đánh giá sẽ có rất nhiều sự biến động làm thay đổi cục diện theo hướng bơm tiền vào thị trường bằng cách mua vào tài sản nước ngoài. Sự hung phấn khi giá bật tăng từ 1.0630 lên 1.0660 của cặp chéo AUD/NZD đã nhanh chóng đảo chiều khi AUD chật vật để duy trì đà tăng do áp lực từ cuộc họp của RBA. Xem xét Buy on dip AUD/NZD tại 1.0580/00.
Khảo sát môi trường kinh doanh hôm qua của BoC nhìn chung khá xấu, nhưng phản ứng thị trường yếu ớt trước tin này bởi không đủ cơ sở để nhận định về nền kinh tế. Tôi vẫn tin tưởng vào tâm lý Risk-on sẽ kéo dài, biến động sẽ giảm và USD suy yếu, nhưng tôi sẽ không thể hiện quan điểm này thông qua cặp USD/CAD, bởi tôi không hứng thú với triển vọng kinh tế của Canada và dự báo về nhu cầu mua bắt đáy của khu vực doanh nghiệp khi USD/CAD chỉnh về 1.33/34. Chúng tôi đã nhìn thấy dấu hiệu phục hồi của Mỹ dần đuối sức, có thể do số ca bệnh gia tăng. Tôi cho rằng tâm lý rủi ro sẽ dần chuyển biến tiêu cực và dần lan ra toàn bộ Bắc Mỹ, khiến Loonie mất giá so với các đồng khác, ví dụ như AUD, mặc dù hiện nay chúng ta chưa đến giai đoạn đó.
CHF – Jeffrey Simmons
EUR/CHF cuối cùng đã phục hồi sau khi giao dịch ở mức thấp đáng ngạc nhiên trong ngày hôm qua. Dữ liệu tiền gửi cho thấy mức tăng khoảng 4 tỷ so với tuần trước, cao hơn so với mức tăng 3 tỷ từ lần công bố trước đó. Điều này cho thấy rằng SNB có thể đang dần tăng cường các động thái can thiệp với việc EUR/CHF đã bị ghìm thấp trong giai đoạn này. Bất chấp sự phục hồi gần đây ở EUR/CHF, USD/CHF vẫn chịu áp lực với việc đồng USD gặp khó khăn trên diện rộng. Quan điểm của chúng tôi vẫn là USD/CHF sẽ tiếp tục giảm và chúng ta nên tìm cách sell on rally. Với việc chúng tôi cũng đang ủng hộ một vị thế Long EUR/USD ở mức độ hiện tại, chúng tôi không ủng hộ việc “bán đuổi” theo nhịp giảm của USD/CHF, mặc dù phải thừa nhận rằng khu vực bán tại 0.9520/40 của chúng tôi có vẻ hơi xa vời vào thời điểm này. Bắt đầu xây dựng các vị thế bán nhỏ ở gần 0.95 là hợp lý, mặc dù điểm dừng lỗ thực sự cần phải ở trên 0.96 theo quan điểm của chúng tôi. Một sự bứt phá vùng 0.9370/80 ở phía dưới sẽ báo hiệu một yếu tố động lượng. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ vị thế nào đối với EUR/CHF tại thời điểm này.