Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 16.07.2020: Nếu EUR điều chỉnh, đừng bỏ qua cơ hội Buy on dip.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dip EUR/USD và EUR/NZD, tuy nhiên trung lập với EUR/GBP. Short GBP nhưng cần cẩn trọng chiến thuật. Giao dịch USD/CAD và USD/JPY trong biên độ. Short USD/CHF tại 0.9500/50.
EUR – Jeffrey Simmons
EUR là đồng có màn trình diễn tốt nhất tuần này, dù đồng này đang trong nhịp điều chỉnh kể từ vùng đỉnh vừa thiết lập vào đêm qua. Cú giảm này và đợt tăng trở lại của USD so với các đồng đem đến cảm giác rằng EUR chỉ đang có chút “hụt hơi” chứ không hẳn là một diễn biến tiêu cực. Nhìn chung, sự lạc quan quanh tiềm năng đạt được thỏa thuận chung về quỹ hỗ trợ đại dịch Covid-19 vào cuối tuần này, kết hợp tâm lý Risk-on toàn thị trường (nhờ vào kỳ vọng về kết quả vắc-xin), là các yếu tố thúc đẩy EUR suốt tuần qua. Cuộc họp ECB sẽ diễn ra hôm nay, mặc dù đây không phải là sự kiện quá quan trọng, bởi không có sự thay đổi nào về chính sách hay thông điệp phát đi. Rõ ràng, đạt được thỏa thuận sẽ là kết quả tối ưu nhất mà thị trường kỳ vọng lúc này, tuy nhiên nếu xảy ra tình huống cần thêm 1 tháng nữa để đi đến thống nhất chung, chúng tôi khuyến nghị các nhịp chỉnh sâu vào lúc mở cửa phiên đầu tuần sau là cơ hội Buy on dip lý tưởng. Vào hôm nay, điểm pivot là ở 1.1370/80. Nếu nhịp chỉnh sâu hơn, có thể mua rải cho đến quanh 1.1320/30. Đối với vùng hỗ trợ sẽ là mức đỉnh của hôm qua tại 1.1452, còn vùng kháng cự kỹ thuật quan trọng sẽ là 1.1490/00.
GBP – Karim Mir
Trong chiến lược giao dịch hôm qua, chúng tôi đã nhắc đến việc bắt đỉnh đồng Sterling và GBP đã chạm đến đúng vùng chờ bán của chúng tôi ở 1.2630/60 (1.2649 là mức đỉnh) trước khi đảo chiều vào sáng nay (hiện tại ở ngưỡng 1.2540/45). Tỷ giá EUR/GBP không đi theo những gì chúng tôi dự tính, nhưng nhìn vào hoạt động của các chi nhánh, chúng tôi thấy có một lượng người bán đồng GBP trong các cặp với đồng USD và EUR, củng cố thêm cho nhận định hiện tại của chúng tôi. Tuy nhiên nhìn chung, thị trường đang đi ngang và chúng tôi cho rằng không thể giảm sâu hơn mức 1.2450 (với GBP/USD) và tăng cao hơn mức 0.9150 (với EUR/GBP) trong những ngày tới. Do đó, chúng tôi khuyến nghị giao dịch một cách có tính toán với các vị thế lõi Short GBP.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Chỉ số CPI của New Zeland cao hơn kỳ vọng, và thị trường việc làm tại Úc lại có số liệu khá lẫn lộn, đã khiến AUD/NZD đánh rơi vài điểm trong đà tăng gần đây. Chúng tôi tiếp tục theo chiến thuật NZD sẽ suy yếu từ nay cho đến khi RBNZ họp vào tháng Tám, sự kiện mà thị trường cần đánh giá lại về các tình huống mà chương trình mua lại tài sản nước ngoài sẽ được công bố. EUR/NZD và AUD/NZD là hai cặp chéo mà tôi ưu tiên Long vào thời điểm này, với mục tiêu kỳ vọng lần lượt là 1.76 và 1.08, và chúng tôi đã gia tăng vị thế trên cặp EUR/NZD vào đêm qua khi có nhịp giảm về 1.7350. Chú ý theo dõi diễn biến Covid-19 tại Úc, nhưng đây không phải là điều quá đáng ngại lúc này.
Cuộc họp BoC diễn ra rồi kết thúc mà chẳng có gì thay đổi, nhưng như vậy cũng đủ để Loonie tăng mạnh, bởi phần lớn thị trường đã kỳ vọng giọng điệu “dovish” hơn từ phía BoC như một động thái phản ứng lại cho việc lợi suất TPCP nước này gần đây tăng nhanh. Sức mạnh của Loonie được hỗ trợ bởi lực bán USD/CAD mạnh mẽ từ các quỹ tiền thật trong nước khi phiên New York diễn ra. Tỷ giá USD/CAD đã tạo đáy quanh 1.3500 và có vẻ nhu cầu mua hiện hữu của thị trường vẫn đang nằm dưới mức này. Tôi cho rằng USD/CAD là cặp tỷ giá ít hấp dẫn nhất để vào vị thế lúc này, và ý tưởng giao dịch tốt nhất đối với cặp này là mua/bán tại biên độ của vùng giá, tức là tại 1.3450/00 và 1.3650/00.
JPY – Charlie Cass
Price action diễn biến phức tạp trong ngày hôm qua. Ban đầu USD/JPY giảm cùng với DXY khi EUR/USD bứt phá vùng 1.1420/25 và các cặp chéo JPY không thể tăng cùng tâm lý tích cực; và sau đó khi tâm lý đảo chiều (cùng với DXY) USD/JPY đứng yên trong khi các cặp chéo JPY giảm cùng tâm lý thị trường (EUR/JPY giảm trở lại xuống dưới 1.22). Đó rõ ràng là một ngày tích cực đối với đồng JPY và chúng tôi không thể giải thích được - dòng vốn mua bán không có gì đáng chú ý, một vài người cho rằng đó là do số ca nhiễm mới ở Tokyo đang gia tăng, một số người khác cho rằng lý do đến từ các dòng vốn khác (ví dụ như Softbank), nhưng thực sự JPY vẫn không cho thấy bất kỳ mối tương quan nhất quán với bất cứ điều gì khác ngoài việc USD/JPY không thích giao dịch bên ngoài vùng 107.xx. Rất nhiều thứ để xem xét trong ngày hôm nay như Doanh số bán lẻ, Số yêu cầu trợ cấp thất nghiệp và cuộc họp của ECB dự kiến sẽ không gây ra biến động nào, 107.00/05 giờ chuyển thành kháng cự (một lần nữa) với 107.40/45 ở phía trên, trong khi 106.65/70 và 106.00/10 là các vùng hỗ trợ ở phía dưới.
CHF – Jeffrey Simmons
Động thái của EUR/CHF trong tuần này là đáng chú ý và nhắc tôi nhớ về đợt tăng giá hồi cuối tháng Năm/đầu tháng Sáu. Rõ ràng phạm vi của động thái đó lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong tuần này, nhưng vận tốc là khá giống nhau. Sự chú ý đổ dồn vào quỹ cứu trợ và khả năng nó sẽ xảy ra vào cuối tuần rõ ràng đã có ảnh hưởng lớn đến nhịp tăng giá này (các cặp chéo Euro khác cũng đã tăng khá mạnh), nhưng có vẻ như vị thế trên thị trường đã được xây dựng đáng kể. Với việc Euro điều chỉnh giảm từ mức đỉnh của ngày hôm qua, USD/CHF đang tăng một cách chậm chạp. Tôi nghĩ rằng bán USD/CHF ở vùng 0.9500/50 là rất hợp lý, đặc biệt là đối với một danh mục đầu tư theo risk-on. Mặc dù mối tương quan giữa tâm lý rủi ro và USD/CHF hiện không ở mức cao, nó có thể thay đổi trong những tháng tới, cộng với việc bản thân đồng CHF đang khá là vững chắc. Chúng tôi không có quan điểm nào với EUR/CHF vì chúng tôi vẫn “bullish” với đồng Euro. Khu vực 1.0875/1.0925 sẽ rất quan trọng về mặt kỹ thuật nếu đà tăng hiện tại vẫn tiếp diễn.