Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 22.07.2020: USD sẽ suy yếu đến mức nào?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Giữ Long EUR, nhưng nếu giảm dưới 1.1480/90 cần xem xét giảm tỷ trọng. Canh mua EUR/GBP quanh 0.9040. Giữ Long EUR/AUD, EUR/NZD, và AUD/NZD. Bán rải USD/CHF 0.9355/65, xem xét bán USD/JPY nếu phá vỡ 106.60. Trung lập với USD/CAD
EUR – Jeffrey Simmons
Đồng Euro đã vượt qua mốc 1.15 vào cuối ngày hôm qua. Đây là một bước đột phá rất quan trọng về mặt kỹ thuật, mặc dù không giống như tuần trước, động thái này đi cùng với một nhịp giảm mạnh của USD trên diện rộng. Hàng hóa cũng đã tăng rất mạnh - đặc biệt là các kim loại quý - càng nhấn mạnh sự sụt giảm của đồng USD. Không có một chất xúc tác cụ thể nào cho động thái của ngày hôm qua. Phản ứng trước tầm quan trọng dài hạn của thỏa thuận EU, báo cáo thu nhập nhìn chung tích cực, kỳ vọng tăng quy mô kích thích kinh tế của Mỹ, và số ca nhiễm mới chững lại ở một vài khu vực nhất định của Mỹ, đều được coi là yếu tố góp phần giải thích cho động thái ngày hôm qua. Ngoài ra, nhiều đồng tiền khác cũng đã phá vỡ các mức kỹ thuật quan trọng. Hơn nữa, một số đồng tiền nhất định, như BRL và thậm chí (ở mức độ thấp hơn) TRY đã cho thấy mức tăng đáng kể trong ngày hôm qua. Tất cả các yếu tố trên là ủng hộ cho việc tiếp tục xu hướng. Tôi đã lo ngại về vị thế Euro trong cộng đồng vĩ mô, và đây vẫn là một mối quan tâm hợp lý trong quan điểm của tôi, nhưng có một sự khác biệt giữa một nhịp tăng giá của riêng Euro sau một sự kiện cụ thể và một đợt bán tháo trên diện rộng của USD. Theo quan điểm của tôi, nhiều khả năng trường hợp thứ hai có nhiều tác động hơn. Với đồng Euro giữ vững trên mức 1.15, tôi tôn trọng sự bứt phá này và sẽ giao dịch với một lập trường bullish hơn so với ngày hôm qua. Nếu chúng ta thấy đồng Euro giảm mạnh và quay trở lại dưới mức 1.1480/90, thì việc giảm bớt vị thế mua là một động thái hợp lý, nhưng nhìn chung sự ảnh hưởng của các động thái FX của ngày hôm qua không nên bị đánh giá thấp. Mức kháng cự tiếp theo của EUR/USD là 1.1570.
GBP – Karim Mir
Ngoại trừ JPY, GBP là đồng tiền tăng ít nhất so với USD trong ngày hôm qua, và điều này có thể phản ánh một vài thứ. Đầu tiên, chúng ta đã chứng kiến GBP có một nhịp tăng rất mạnh (và rất khó giải thích) vào đầu tuần này, và thứ hai, đêm qua có một báo cáo trên Telegraph rằng các Bộ trưởng Anh hiện đang hành động dựa trên giả thiết Brexit không có thỏa thuận. Rất khó để giữ quan điểm tích cực trên đồng Bảng Anh, và rõ ràng GBP/USD không hấp dẫn khi đóng cửa phía trên MA 200 ngày, nhưng EUR/GBP đã giữ vững mốc 0.9000/10 và có vẻ là một ứng cử viên sáng giá. Hãy canh mua EUR/GBP trong ngày ở khoảng 0.9040.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Hôm qua quả là một ngày sôi đông cho các đồng tiền nhạy cảm với tâm lý rủi ro thị trường (như AUD, NZD, và CAD), khi các đồng này “vút bay” vào buổi chiều phiên London. Tôi cho rằng đây là nhờ vào sự hung phấn của TTCK thời gian gần đây, là sự phản ứng lại trước kết quả cuộc họp tại Châu Âu, và cũng là do cú phá vỡ mạnh mẽ khỏi các ngưỡng kỹ thuật quan trọng. Điều thú vị là kết quả tại Châu Âu là tích cực cho EUR, nhưng động thái các cặp chéo EUR/AUD và EUR/NZD khá yếu, cho thấy tâm lý rủi ro phục hồi mạnh mẽ. Thực sự tôi không nghĩ tâm lý rủi ro sẽ cải thiện vượt trội (tăng thẳng đứng) vào lúc này, và trên thực tế tôi ngày càng lo lắng khi mà các hoạt động kinh tế dần “hụt hơi” do sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và do giãn cách xã hội, ở mức độ thấp hơn thời kỳ trước khi COVID-19 xảy ra. Hiện tại câu chuyện kinh tế suy yếu vẫn chủ yếu ở Mỹ, nhưng tôi nghĩ mọi thứ sẽ lan dần ra toàn cầu, dù có làn sóng lây nhiễm thứ hai hay không, và đây rõ ràng không thể hỗ trợ tài sản rủi ro tăng cao. Do đó, sẽ là “một cú lừa” khi cố gắng mua vào tài sản rủi ro trong những tháng qua, điều mà tôi đã lỡ làm. Dù tôi hiểu rõ bản chất của đợt tăng mạnh của tâm lý rủi ro hôm qua và thừa nhận trong ngắn hạn điều này vẫn tiếp diễn, tôi sẽ chọn Sell on rally đối với tài sản rủi ro (và các đồng liên quan) hoặc mua USD khi thị trường dần nhận ra năng lực sản xuất bình thường mới đã được thiết lập.
AUD tăng mạnh nhờ vào phát biểu của ông Lowe và biên bản cuộc họp RBA xác nhận không có thêm gói kích thích nào vào lúc này. Chúng tôi vẫn đặt mục tiêu 1.08 với AUD/NZD khi cuộc họp RBNZ sắp diễn ra. USD/CAD phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.35 hôm qua và lực kéo dài khá yếu so với các đồng còn lại. Price action khá “cứng nhắc” đã củng cố thêm quan điểm của tôi rằng tại những vùng này (1.34xx) sẽ xuất hiện nhu cầu doanh nghiệp, do đó không khuyến nghị giao dịch USD/CAD lúc này.
JPY – Charlie Cass
USD đã giảm mạnh trong ngày hôm qua nhưng không đồng đều so với các đồng trong G10, với JPY tăng ít nhất. USD/JPY đã kiểm tra (và thất bại) ở mức 106.65/70, hình thành mô hình 3 đáy trong tháng này. Rõ ràng, chúng tôi đang chờ đợi các quỹ tiền thật nội địa, khi USD/JPY hiện đang ở vùng dưới 107. Mặc dù các chi nhánh của chúng tôi chưa thấy bất kỳ động tĩnh nào từ các quỹ này, thì dường như có bằng chứng về nhu cầu tăng trên thị trường với việc các ngân hàng lớn mua vào USD/JPY. Sự ổn định này của USD/JPY đã chứng kiến các cặp chéo JPY tăng nhẹ, khi EUR/JPY kiểm tra kháng cự ở mức 122.30, AUD/JPY tiếp cận một vùng kháng cự lớn ở mức 76.60/80 (mức cao nhất trong 14 tháng) và NZD/JPY tương tự ở mức 71.30/60 (mức đỉnh năm nay). Các vị thế short USD nên được giữ qua các đồng khác ngoài JPY (ví dụ: EUR/USD), nhưng sẽ rất đáng để xem nếu một sự bứt phá xuống dưới 106.60 có thể kéo nới rộng xu hướng giảm. 107.40/45 vẫn là mức kháng cự với 107.75/80 ở phía trên (123.30/35, 124.45/50 với EUR/JPY) trong khi 106.65/70 và 106.00/10 là các mức hỗ trợ ở bên dưới (123.00, 122.60 với EUR/JPY).
CHF – Jeffrey Simmons
Mặc dù EUR tăng vọt vào hôm qua, cặp chéo EUR/CHF chỉ thuận đà tăng nhẹ. Lý giải dễ hiểu nhất cho điều này đó là sự vận động của thị trường FX hôm qua chủ yếu do USD tác động hơn là do EUR. Bất kỳ ai chưa tin vào điều này có thể nhìn chart của các đồng BRL, AUD, CAD, SGD, hoặc thậm chí TRY để kiểm chứng. Sự suy yếu của USD rõ ràng đã bao phủ toàn bộ thị trường, và do đó chẳng có lý do nào rõ ràng để EUR/CHF tăng mạnh. Cú nhảy vọt của EUR vào tuần trước có phần khác biệt với số đông trên thị trường, nhưng tuần này câu chuyện đã khác. Nhờ vào cú huých của USD, USD/CHF tiếp tục chìm sâu. Với cặp EUR/CHF khá trầm lắng vào lúc này, và bởi chúng tôi vẫn xây dựng chiến lược Long EUR nên dự báo USD/CHF sẽ còn giảm mạnh về các ngưỡng dưới trong các phiên sắp tới. Chúng tôi khuyến nghị Bán rải USD/CHF (tại 0.9355/65 trong ngắn hạn), nhưng vẫn ưu tiên Long EUR/USD hơn.