Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 24.07.2020: Vẫn "bullish" nhưng không "mua đuổi" với EUR
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Buy on dip với EUR, AUD, NZD và cặp EUR/GBP. Sell on rally với USD/CAD, USD/CHF và USD/JPY.
EUR - Jeffrey Simmons
Đồng Euro đã vượt qua mốc 1.16 trong ngày hôm qua. Nhịp tăng vào tối qua là khá ấn tượng và cho thấy nhu cầu mua tiếp tục tăng ở cặp này. Hôm qua chúng tôi đã chứng kiến nhu cầu mua của các công ty châu Âu ở nhiều khu vực khác nhau, điều này thú vị vì tôi thường mong đợi sẽ thấy nhưng dòng vốn mua kiểu này sau một đợt giảm điều chỉnh. Các dữ liệu PMI trong ngày hôm nay, cả ở châu Âu và Mỹ, sẽ rất quan trọng. Giống như các nhà kinh tế, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy sự cải thiện ở dữ liệu tháng 7, do sự quá trình mở cửa trở lại ở châu Âu, và không có cách đợt bùng phát mạnh so với các khu vực khác trên thế giới. Tình hình ở Mỹ thì không đơn giản như vậy. Số đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của ngày hôm qua tệ hơn dự báo đã thu hút sự chú ý của mọi người, và thêm bằng chứng rằng thị trường lao động vẫn đang gặp khó khăn. Các dữ liệu yếu kém trong ngày hôm nay có thể sẽ khiến thị trường lo lắng hơn và có thể dẫn đến suy sụt giảm với các tài sản rủi ro. Mặc dù dữ liệu tốt hơn ở châu Âu và dữ liệu yếu hơn ở Mỹ sẽ đưa ra tín hiệu rằng đồng Euro sẽ tăng cao hơn, chúng ta nên nhớ rằng trong một thời gian dài gần đây, USD đã được giao dịch ngược chiều với tâm lý rủi ro, bất kể là những lo ngại đến từ khu vực nào trên thế giới. Điều đó vẫn có thể vẫn đúng trong ngày hôm nay, và do đó tôi sẽ không muốn “mua đuổi” đồng Euro trong một ngày thứ Sáu mùa hè, khi trường thị trường chứng khoán đang suy yếu. Tuy vậy tôi nghĩ kịch bản tăng trung hạn với Euro là rất vững chắc, và mức độ tự tin của chúng tôi vẫn ở khá cao. Mặc dù chúng tôi đang bullish khá mạnh, chúng tôi vẫn duy trì dư địa để buy on dip. 1.1525/40 là khu vực mà chúng tôi đang theo dõi. Phía trên, như đã đề cập trong ngày hôm qua, tôi không thấy mức kỹ thuật rõ ràng nào ngoài khu vực 1.1800/20. Tuy vậy, chúng tôi chắc chắn không mong đợi Euro đạt được các mức này mà không gặp vật cản nào.
AUD, NZD, CAD - Simon Spearing
Chiều hôm qua, tâm lý rủi ro trở nên tiêu cực và như mong đợi, AUD và NZD cũng giảm theo. Có một chút ngạc nhiên khi tâm lý rủi ro phục hồi vào buổi tối, nhưng AUD và NZD lại không thể tăng trở lại. Mối lo ngại xung quanh đà phục hồi của Mỹ sau khi số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp tệ hơn dự báo, và những căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đã gây ảnh hưởng đến price action, nhưng chỉ một dữ liệu kinh tế sẽ không thể thay đổi quan điểm của tôi là buy on dip với AUD và NZD. Theo dõi số liệu tăng trưởng khi các hoạt động mở của trở lại sẽ đẩy nhanh tốc độ phục hồi trong Q3, do đó dữ liệu PMI có khả năng sẽ dẫn dắt tâm lý thị trường trong ngày. PMI của Úc công bố trong sáng nay đã cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ trong cả sản xuất và dịch vụ, nhưng đáng ngạc nhiên là không có tác động khi cặp AUD/NZD đã giảm trong phiên giao dịch sáng nay. Mặt khác, USD/CAD tiếp tục giảm thấp hơn và tâm lý tiêu cực trên trị trường cũng có ít tác động. Tôi khuyến nghị sell on rally trong khi USD/CAD giao dịch dưới 1.3480/1.3510.
GBP - Karim Mir
Bức tranh về đồng Bảng vẫn còn khá tiêu cực bởi các thông tin bên lề hôm qua trong số đó có phát biểu của ông Barnier nói rằng thỏa thuận vẫn còn đang ở rất xa, ám chỉ bất đồng quan điểm về vấn đề "level playing field" và thủy sản. Tuy nhiên nếu đào sâu hơn một chút, có cảm giác rằng cuộc đàm phán đang tiến triển khá tốt đẹp một cách bí mật và có lẽ đó là lý do giải thích tại sao đồng Bảng không thể xuống thấp hơn (tỷ giá GBP/USD giao dịch trong biên độ 1.2650/1.2770). Số liệu bán lẻ tốt đã đẩy đồng Sterling lên một chút trong sáng nay, và chúng ta sắp có hàng loạt số liệu PMI của cả Anh và EU trong hôm nay, nếu các dữ liệu kinh tế này tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, DXY nhiều khả năng sẽ xuống mức thấp hơn mặc cho hiện đã ở ngưỡng đáy của tháng Ba. Cuối cùng, quan điểm giao dịch của chúng tôi thiên về xu hướng bearish đối với đồng Bảng bởi thỏa thuận Brexit sẽ khó có thể đạt được một sớm một chiều, và kỳ vọng các tin tức tiêu cực sẽ được công bố trong tuần sau. Để thể hiện quan điểm này, chiến lược của chúng tôi sẽ chờ buy on dip cặp EUR/GBP tại 0.9040/50.
CHF - Jeffrey Simmons
USD/CHF đã bị bán tháo mạnh mẽ trong ngày hôm qua, tài sản rủi ro bị giảm giá sau khi phiên London đóng cửa. Dữ liệu xin trợ cấp thất nghiệp tệ hơn dự báo, và căng thắng Hoa Kỳ - Trung Quốc tiếp tục dâng cao (Trung Quốc đã trả đũa bằng cách ăn miếng trả miếng, đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ) khiến các nhà đầu tư lo lắng. Tương tự, USD/JPY cũng bị bán tháo và hai đồng tiền này thường xuyên biến động cùng chiều, đặc biệt là khi Mỹ gặp các tin tức tiêu cực. Tôi sẽ không chống lại động thái này. CHF đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào gần đây, với EUR/CHF hầu như đã không thể tăng vào đầu tuần này sau thỏa thuận của EU. Đà phục hồi chậm lại của nước Mỹ hiện là mối quan tâm chính đáng và điều này có thể khiến USD tiếp tục giảm so với CHF (và JPY) nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tôi khuyến nghị chiến lược sell on rally ở USD/CHF. 0.9300/20 và 0.9350/65 là các mức kháng cự. 0.9180/90 là mức hỗ trợ quan trọng ở phía dưới.
JPY - Charlie Cass
Sau khi mất rất nhiều thời gian để giảm xuống mức thấp hơn, tâm lý đầu tư vào tài sản rủi ro trở nên yếu đi trông thấy khi số đơn xn trợ cấp thật nghiệp của Mỹ tệ hơn dự báo, và mộ vài vấn đề liên quan tới Trung Quốc, nhưng thú vị ở chỗ, trong G-10, đồng USD đã không thể tăng trên diện rộng để phản ứng với các tin tức đó. Rõ ràng bất kỳ tin hiệu nào cho thấy sự tương quan này (tâm lý rủi ro/DXY) có thể bị phá vỡ sẽ là chỉ báo quan trọng dành cho USD/JPY – dù đó là lo ngại về cuộc bầu cử (còn quá sớm), hay đó là sự khác biệt giữa chỉ số kinh tế/số liệu COVID-19 và lãi suất thực (nhiều khả năng hơn). Trong sáng nay, chúng tôi đã ghi nhận động thái mạnh mẽ khi tỷ giá USD/JPY bứt phá ngưỡng 106.65/70, và điều này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều sự chú ý. Mặc dù thị trường Tokyo vẫn đang trong kỳ nghỉ, nhưng chúng tôi vẫn ghi nhận nhu cầu mua vào từ khách hàng nhỏ lẻ nhằm "đi ngược sóng". Chúng tôi vẫn làm theo kế hoạch và đã vào short sau cú breakout, và dự kiến tăng thêm vị thế nếu có giá 106.00/10. Hãy nhìn vào các cặp chéo với đồng Yên đều thất bại khi cố gắng bứt phá lên cao hơn – ví dụ EUR/JPY, AUD/JPY, NZD/JPY phản ánh qua RSI đảo chiều - và các hoạt đồng từ quỹ tiền thật cũng giảm đi (dù tôi biết hôm nay vẫn trong ngày nghỉ lễ của Tokyo), USD/JPY có thể sẽ tiếp tục suy yếu. Các chỉ số PMI chắc chắn là tâm điểm, bất kỳ sự khác biệt nào giữa số liệu của Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ được chú ý. Ngưỡng 106.00/10 cùng với 105.15/25 bên dưới là hỗ trợ, trong khi đó, ngưỡng 106.65/70 và 107.40 phía trên là kháng cự.