Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 21.07.2020: EUR/USD tiếp tục toả sáng
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 21.07.2020: EURUSD tiếp tục toả sáng
EUR (Donal O Cofaigh)
Hành động giá vào đầu phiên Mỹ chắc chắn đã làm hoảng sợ tất cả mọi người trên thị trường, hay nói cách khác theo quan điểm của tôi đó là chúng ta đang trải qua việc ‘mua tin đồn bán sự thật’, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh tâm điểm hiện nay đang hướng về khu vực EU và cả các trạng thái liên quan. Nhưng điều này đã không xảy ra và việc tỷ giá tăng mạnh hơn là do gần như không có ai tham gia đầu cơ short (bằng chứng là không thực sự có đáy kỹ thuật nào) và lực mua điên cuồng khi tỷ giá vượt vùng đỉnh 1.1495. Vùng giá này kết hợp với mức 1.1515 sẽ tạo thành điểm xoay (pivot) quan trọng đầu tiên đối với xu hướng giá giảm, với các lệnh stop đang chờ tại ngưỡng 1.1470 (bùng nổ vào tối thứ Ba); tôi bắt đầu nghĩ rằng vùng giá 1.1440/50 mới là một điểm pivot tốt hơn bởi tỷ giá chạm trần ngưỡng này vào tuần trước, tương đương với việc chỉ số DXY tạo mô hình hai đáy tại 95.70 khiến chúng tôi nghĩ rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh trong thời gian này. Tôi đã tự đặt ra câu hỏi rằng điều gì sẽ khiến tỷ giá bất ngờ giảm mạnh và giả thuyết đầu tiên đó là các tin tức mang tâm lý ‘Risk-off’ trở lại mạnh mẽ dẫn tới các vị thế hiện tại đổ sập dễ dàng, trong khi đó giả thuyết xác suất dành chiến thắng của Trump giảm mạnh khiến đồng USD bật tăng từ mức đáy bởi tôi không nghĩ tình hình COVID-19 tại châu Âu không đáng lo ngại tới đồng Euro. Chúng tôi đã chứng kiến vô số nhu cầu mua EUR/USD tại vùng giá 1.15 này, điều này khiến tôi nghĩ rằng lượng lớn vị thế sẽ được thông qua hợp đồng quyền chọn và bớt hoài nghi về chiêu bài ‘wash-out’ cũ rích. Đồng thời, có vẻ thị trường sẽ nhảy vào short Euro nếu tỷ giá tiến tới vùng 1.1700, đồng nghĩa với việc bây giờ cặp tiền vẫn còn cơ hội tăng cao hơn. Chúng tôi tiếp tục bám vào chiến lược long Euro, chờ mua tại đáy 1.1500/30 và đặt cắt lỗ tại 1.1440. Chúc bạn may mắn.
JPY (Shalin Patel)
Cặp USDJPY bị bán tháo trong phiên hôm qua khi USD giảm trên diện rộng và tỷ giá EUR/USD leo lên đỉnh mới 1.1540. Bất chấp tin tức tiêu cực bao phủ chiều nay xung quanh việc chính phủ Mỹ yêu câu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán tại Houston, USD/JPY không thể phá qua vùng hộ trợ quan trọng 106.50/70 và tăng lên 107.06 nhờ lực mua từ thị trường nội địa. Mở cửa phiên NY hôm nay, cặp tiền giao dịch quanh mốc 106.90/00. Những mốc giá chúng tôi đề cập trước đó vẫn còn hiệu lực trong phiên hôm nay, và đà giảm của USD từ hôm qua tới nay khiến phe bán USD/JPY chiếm ưu thế nhiều hơn. 106.50/70 tiếp tục là hỗ trợ quan trọng, trong khi các vùng 107.50/70 và 108.30/40 (đường MA 200 ngày) sẽ là kháng cự cần chú ý. Nhật Bản sẽ nghỉ lễ vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này, vì thế khối lượng giao dịch trong phiên Á sẽ nhỏ hơn bình thường.
GBP (Robert Palladino)
Một bài báo từ Telegraph trong đêm qua đã khiến phe mua GBP phải lo lắng. Ý chính của bài báo là chính phủ Anh đang hành động với giả thuyết rằng sẽ không có thỏa thuận Brexit nào, và thời hạn đàm phán là tháng 10 thay vì ngày 31/7. Các cuộc thảo luận trong tuần này giữa Frost và Barnier đã không tiến triển như mong đợi, vì vậy có vẻ như có thể kỳ hạn đàm phán cuối cùng sẽ được dời về tháng 9/10. Một phần lý do cho đà tăng giá của GBP là khả năng đột phá của Brexit, vì vậy tôi đã giảm bớt một số vị thế Long GBP ở mức hiện tại. Vùng kháng cự 1.2750-1.2820 đã giới hạn đà tăng trong tháng 6 và tháng 7 và cần được chú ý. Doanh số bán lẻ và PMI của Anh sẽ được công bố vào thứ Sáu.
AUD NZD - Scott McMurray
Nhịp bứt phá lên cao hơn ở AUD/USD và hầu hết các các cặp chéo AUD là rất ấn tượng và dường như không ngừng nghỉ sau gói phục hồi của EU và biên bản của RBA/bài phát biểu của Lowe cho thấy việc nới lỏng hơn nữa là không cần thiết. NZD cũng đã mạnh lên ngoại trừ so với AUD, khi AUD/NZD vẫn bị kẹt gần cạnh trên của phạm vi giao dịch ngày hôm qua. Trong khi các nhịp tăng ở cả AUD/NZD và NZD/USD đều gây ngạc nhiên giữa bối cảnh tâm lý ưa thích rủi ro “tạm nghỉ”, nhịp tăng ở AUD/NZD là phù hợp với quan điểm chính khi chúng ta tiến gần đến cuộc họp của RBNZ tháng 8. Mục tiêu ở cặp AUD/NZD là mức đỉnh 1.0860/80 vào đầu tháng 6. Từ đây, thật khó để tỏ ra phấn khích về việc mua đuổi AUD/JPY lên mức đỉnh tháng 6, vì vậy tôi khuyến nghị tìm cách Sell on rally nếu đà tăng trên TTCK tạm dừng lại.
CAD (Robert Palladino)
Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc đóng cửa lãnh sự quán đã khiến USD/CAD tăng đột biến lên mức 1.3482 nhưng cặp tiền này đã giảm trở lại xuống mức 1.3425 thấp nhất trong ngày. Việc đóng cửa dưới MA 200 ngày (1.3512) sẽ thu hút được sự quan tâm của phe bán, nhưng tôi có cảm giác các vị thế short USD đã tập trung nhiều hơn hơn ở EUR/USD. Canh bán ở 1.3500/20 là kế hoạch hiện tại nhưng tôi thừa nhận là không tự tin lắm với vị thế này. 1.33/1.34 là mức đáy trong tháng 6, một khu vực mà thị trường đã giữ vững bất chấp lực bán USD/CAD rất lớn, do đó, nó có thể sớm xuất hiện và sẽ là chìa khóa cho xu hướng tiếp theo của USD/CAD.
Nhận định về gói kích thích tài khoá của Mỹ (Pattrick Locke)
Khả năng gia hạn ngân sách đối với bảo hiểm thất nghiệp của liên bang cuối cùng cũng tới, khi chương trình này sẽ kết thúc vào ngày 25/7. Mặc dù chỉ là tác động tạm thời, nhưng sự kiện này có thể kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ nếu hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ không giải quyết được những bất đồng đang tồn đọng trong việc thông qua gói kích thích kinh tế tứ tư. Hiện nay, cả hai đảng đều đang ở khá xa với những mục tiêu mà họ đặt ra, cả trên khía cạnh quy mô, và (quan trọng hơn) cách tiếp cận chính sách. Đảng Cộng Hoà muốn một chương trình kích thích xấp xỉ 1 nghìn tỷ USD, bao gồm tái cơ cấu hỗ trợ thu nhập, phần thường khuyến khích các trường học mở cửa trở lại, chương trình bảo hiểm nợ doanh nghiệp, và rất có thể có cả việc giảm thuế thu nhập. Trong khi đó, đảng Dân Chủ muốn gia hạn chương trình bảo hiểm thất nghiệp với quy mô không đổi, và một gói kích thích khổng lồ cho các bang, tổng giá trị của chương trình lên tới 3 nghìn tỷ USD. Sự khác biệt không chỉ nằm ở số tiền mỗi bên đề xuất, mà còn ở đối lập về mục đích chính sách, điều này khiến thoả thuận có nguy cơ đổ vỡ. Thêm vào đó, đảng Cộng Hoà chưa đưa ra quyết định có nên thêm vào chính sách giảm thuế thu nhập hay không, điều đó đồng nghĩa cả hai bên thậm chí chưa bước vào đàm phán nghiêm túc những vấn đề chính. Vì thế, chúng ta đang bước vào giai đoạn khá căng thẳng, khi nguy cơ gói hỗ trợ thất nghiệp hiện nay kết thúc mà không được gia hạn sẽ làm ảm đạm thêm thị trường lao động tại Mỹ và kéo tụt các ngành hàng liên quan tới tiêu dùng trong quá trình phục hồi kinh tế.