Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 27.07.2020: Dòng tiền cuối tháng sẽ tạo cơ hội cho chiến lược Buy on Dip EUR/USD
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York 27.07.2020: Dòng tiền cuối tháng sẽ là cơ hội cho chiến lược Long EUR/USD
EUR (Scott McMurray)
Tiếp tục là một phiên giao dịch thăng hoa của EUR/USD khi cặp tiền sáng nay tăng từ giá đóng cửa thứ Sáu tuần trước tại 1.1655 lên mức 1.1733. Chỉ số DXY đã giảm xuống 93.76, thấp nhất kể từ tháng 7/2018. Vùng hỗ trợ cứng hiện nay của DXY là 93.10/20 (vùng đáy của giai đoạn tháng 5 và 6/2018). Cuối tuần qua không có thông tin gì nổi bật để ngăn cản đà giảm của đồng dollar, một gợi ý rằng vị thế trên thị trường hiện nay vẫn sẽ nghiêng về phe Short. Ảnh hưởng của dòng tiền cuối tháng có thể sẽ khiến EUR/USD điều chỉnh giảm và tạo cơ hội tốt cho việc gia tăng vị thế Long. Chúng tôi khuyến nghị Buy on dips EUR/USD khi giá giảm về các vùng 1.1650/1.1600 và 1.1540/1.1550, với mục tiêu kỳ vọng tại 1.18.
GBP (Robert Palladino)
Đồng Sterling đang cố gắng bám đuổi theo đà tăng của EUR và JPY, và điều ngạc nhiên đối với hầu hết mọi người là cuộc rượt đuổi này đã diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, bức tranh vĩ mô dành cho đà tăng của GBP vẫn chưa xuất hiện (thỏa thuận Brexit vẫn chưa hoàn tất đàm phán về ngành thủy sản và LPF – level playing field). Dữ liệu kinh tế Vương quốc Anh tuần trước cho thấy một chuyển biến tích cực ở quy mô nhỏ đối với chỉ số đo lường mức độ tự tin, và quy mô rộng hơn đối với các thước đo tiêu dùng như Doanh số bán lẻ và PMI. Do đó, chúng tôi vẫn giữ quan điểm ‘bullish’ đối với Cable và chiến lược này càng được củng cố khi GBP/USD phá vỡ ngưỡng kháng cự ngày 10/6 tại 1.2810 trong sáng nay. Hãy nhớ rằng cú bứt phá giảm mạnh trong tháng Ba bắt đầu tại 1.32 và càng mạnh hơn khi tỷ giá xuống 1.2850/1.2900, do đó, vùng kháng cự này rất quan trọng để quyết định động thái tiếp theo. Nếu bạn theo chiến lược long Cable này, hãy chốt lời tại vùng giá 1.29/1.30 và sau đó canh mua lại tại 1.26.
CAD (Robert Palladino)
Tỷ giá USD/CAD đã giảm mạnh vào đầu tuần trước, nhưng lại chỉ giảm rất hạn chế trong nửa sau của tuần. Cặp tiền chỉ cách đáy của tháng 6 khoảng 50 pips, và sự suy giảm của USD là không đủ để cho USD/CAD bứt phá mốc 1.32 một cách dứt khoát. Tác động của dòng tiền cuối tháng, cuộc họp FOMC và một loạt dữ liệu của Mỹ chắc chắn có thể nới rộng đà suy yếu của USD, nhưng tôi đang giữ quan điểm khá trung lập hơn đối với USD/CAD ở thời điểm hiện tại. Mức tăng mạnh nhất mà USD/CAD có thể thực hiện vào tuần trước là lên đến 1.3450. Một nhịp giảm điểm khác ở SPX, ví dụ về mức 3100, có thể khiến USD/CAD tăng trở lại mức 1.36, do đó price action của cặp tiền sẽ ngày càng bị dẫn dắt bởi tài sản rủi ro. Ở ngoài kia chắc chắn có một kịch bản ủng hộ việc canh bán, nhưng lập luận và mức độ tự tin có lẽ không quá cao ở thời điểm này.
JPY (Shalin Patel)
Cặp USD/JPY đã không thể tăng mạnh trong chiều nay với việc nước Nhật trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Tỷ giá đã có lúc tăng đến vùng 106.10/20 (gần mức đóng cửa ngày thứ Sáu) trước khi bị bán tháo cùng với USD trên diện rộng. Các quỹ đòn bẩy đã bán ra vào thứ Sáu và tiếp tục bán ra trong chiều nay, cùng với một số quỹ tiền thật nội địa Nhật Bản. Cặp tiền giao dịch tại 105.30/40 đầu phiên NY hôm nay, và mức hỗ trợ quan trọng tiếp theo cần theo dõi là 105.00. Sẽ có một số nhu cầu mua USD từ trong nước ở khu vực này, do đó hãy giảm bớt các vị thế short USD hiện tại. Vùng 106.00/50 giờ đây đã trở thành kháng cự. Chiến lược của chúng tôi vẫn là sell on rally, nhưng cần chú ý dòng vốn mua bán cuối tháng sẽ bắt đầu chi phối thị trường bắt đầu từ ngày thứ Tư.