Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan Tokyo 22.07.2020: JPY sẽ tăng âm ỉ trong dài hạn
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Từ Low – beta đến No – Beta, đồng Yên giờ đây đang đối mặt với nguy cơ mất đi vị thế phòng hộ của mình.
Một sự khởi đầu lại của những danh mục đầu tư không phòng hộ từ những nhà đầu tư Nhật Bản đã làm suy yếu đáng kể vị thế của đồng JPY như là một công cụ phòng ngừa rủi ro, khiến mức độ biến động thường thấy giữa USD/JPY và tâm lý rủi ro giảm đi rõ rệt, và từ đó đẩy hệ số tương quan giữa cặp tỷ giá này với thị trường chứng khoán về gần mức 0.
Các nhà đầu tư xứ sở Hoa anh đào đã thiết lập mức kỷ lục cả về khối lượng mua trái phiếu nước ngoài và khối lượng bán ra chứng khoán nước ngoài trong vài tuần qua, và 2 dòng tiền mua bán ngược nhau đó đã khiến tỷ giá USD/JPY bị ghim ở vùng 107, đúng với những dự báo từ JP Morgan. Trong khi chi phí phòng hộ trên thị trường ngoại hối đã giảm đi, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều những công cụ đầu tư mới (bao gồm sự tăng vọt gần đây đối với nhu cầu mua trái phiếu Úc và các khoản tín dụng Mỹ) đã khiến dòng tiền đầu tư không phòng hộ tăng lên, dẫn đến việc đồng Yên bị bán ra một cách khá đều đặn.
Ngược lại so với sự thống trị của cấu trúc dòng tiền mới, sự không ổn định trong chính sách của BOJ đang khiến đồng JPY trở nên rất khó lường, với biên độ giao động trong ngày và khối lượng giao dịch vào những ngày diễn ra cuộc họp chính sách tiền tệ Monetary Policy Meeting (MPM) giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
Chúng tôi nghĩ rằng dòng tiền không phòng hộ từ các quỹ hưu trí và nhà đầu tư Nhật Bản sẽ còn ổn định trong thời gian tới, làm lu mờ đi viễn cảnh về những bước giá lớn trên cặp tỷ giá USD/JPY khi xuất những đợt biến động ngắn hạn ở tâm lý rủi ro. Tuy nhiên về mặt cơ bản, sự rút dần dòng vốn ra khỏi thị trường nhà đất, một tài khoản vãng lai thặng dự tiếp tục mở rộng, và việc thường bị định giá thấp trong quá khứ cuối cùng sẽ dần đễn kết cục là sự tăng giá chậm chạp và âm ỉ cho đồng Yên trong năm 2021.