Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 01.07.2021: Đứng ngoài quan sát trước khi "cơn bão" NFP ập đến
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
USD tiếp tục ghi nhận lực mua, và như tôi đã nói hôm qua thì tôi không chắc mức mức tỷ giá nào chỉ là ngắn hạn và mức nào là dài hạn, do đó vào lúc này tôi đã giảm bớt vị thế trước khi dữ liệu NFP công bố ngày mai, cũng như khi Mỹ chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Độc lập. Tôi chờ đợi mở lại trạng thái tại mức vùng giá tốt hơn nếu có cơ hội. Có cảm giác rằng tôi đã sai khi vào lệnh hôm nay, có lẽ tôi lại đang đuổi theo hành động giá, nhưng tôi cố gắng nghĩ việc trở nên linh hoạt lúc này là nên làm khi chuẩn bị đón nhận dữ liệu kinh tế Mỹ, và hiện vẫn còn quá sớm để xảy ra vấn đề về nguồn cung. Tóm lại, tôi vẫn muốn Long USD so với EUR, CHF, và JPY, do đó sẽ chờ buy in dip USD tương ứng tại các vùng 1.19, 0.92 và 110.80. Ngoài ra, tôi Short EUR/GBP, chờ đợi xem liệu ông Bailey có phát biểu gì về chính sách cho nửa cuối 2021 hay không.
GBP – Charlie Cass
Ngày cuối quý sôi đông đã hỗ trợ USD mạnh lên và GBP cũng bị ảnh hưởng theo giúp chúng tôi kịp mở vị thế quanh 1.37xx. Khi chúng ta chuẩn bị khép lại nửa đầu của 2021, ngoài CAD thì GBP là đồng tiền duy nhất tăng giá so với USD, và lý do đó là nhờ nỗ lực đi đầu trong tiêm chủng. Đây sẽ là nguồn động lực cho Cable, đặc biệt khi thế giới đang lo sợ trước biến thể Delta. Vị thế thị trường không còn là vấn đề sau cú rũ xảy ra sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ, và việc quỹ phòng hộ đã là bên Bán GBP đang kể trong suốt tháng Sáu trong khi quỹ tiền thật cung cấp sức mua tương xứng – phía này đã mua ròng 7 trong 8 phiên gần nhất. Chúng tôi vẫn thoải mái giữ Short EUR/GBP trước thềm buổi phát biểu của ông Bailey hôm nay. Không ai cho rằng sẽ có gì đáng kể diễn ra trước khi kỳ họp quan trọng tổ chức vào tháng Tám tới, và tỷ lệ Risk-Reward vẫn theo hướng ủng hổ ‘hawkish’. Chỉ số ISM sản xuất của Mỹ sẽ công bố vào tối nay. Ngưỡng hỗ trợ gần là 1.3790/00 và 1.3670 (EUR /GBP: 0.8530/40, 0.8470). Kháng cự sẽ là các mức 1.3875/80 và 1.3925/35 (EUR/GBP: 0.8600/10, 0.8625/30).
AUD, NZD – James Clark
Mặc dù tôi đã kỳ vọng USD sẽ tăng vào cuối tháng, nhưng tôi ngạc nhiên rằng Dollar đã không lùi lại chút nào trong ngày đầu tiên của quý mới. Nhịp tăng của USD đưa chúng ta vào vùng hỗ trợ quan trọng ở AUD/USD xung quanh 0.7475/00, việc phá vỡ xuống dưới đây sẽ mở ra khả năng giảm sâu hơn nữa. Thị trường ít chú ý đến dữ liệu thương mại của Úc trong sáng nay, mặc dù đã vượt kỳ vọng, tiếp tục cho thấy một cán cân thương mại mạnh mẽ, phù hợp với thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 4% GDP. Điều đó có thể quan trọng đối với AUD nếu các yếu tố vĩ mô yếu đi trong mùa hè, nhưng hiện tại bối cảnh USD vẫn lạc quan với sự thay đổi giọng điệu từ Fed, và tôi nghĩ rằng có khả năng xảy ra kết cục ‘dovish’ gây thất vọng tại cuộc họp RBA vào tuần tới. Hãy kỳ vọng bất kỳ nhịp tăng nào về phía 0.7550 trước dữ liệu bảng lương sẽ gặp nguồn cung mạnh. NZD/USD đang bị kéo đi theo tâm lý USD nói chung, việc phá vỡ dưới hỗ trợ tại 0.6920/40 sẽ vẽ ra một bức tranh kỹ thuật rất “bearish”.
CAD – Simon Spearing
Dòng tiền cuối tháng đang gây bất lợi cho CAD khi Loonie nhìn chung suy yếu dù rằng giá dầu tăng. Các đồng ngoại tệ liên quan đến dầu đã có một ngày tồi tệ vào hôm qua, nhu cầu USD cuối tháng và lo ngại quanh biến thể Delta dường như đang ảnh hưởng lên tâm lý thị trường. Cuộc họp OPEC+ là trọng tâm hôm nay đối với CAD, trong đó sự đồng thuận tin vào mức tăng thêm 500 ngàn thùng dầu mỗi ngày. Như thường lệ, luôn có sự bất đồng quan điểm giữ Nga, người luôn muốn tăng sản lượng dầu xuất ra khi giá đang trên mức $70/thùng, và Saudi, người luôn thận trọng bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng trước tình hình Covid hiện tại. USD/CAD vẫn giao dịch trong biên độ 1.2250-1.2450 trong ngán hạn, và việc mở vị thế của tôi sẽ tùy thuộc vào kết quả OPEC+.
JPY – Charlie Cass
USD/JPY đã không làm thất vọng những người chú ý đến mô hình dòng tiền cuối tháng trong năm nay, mặc dù cho đến tận ngày cuối cùng của tháng này nó mới “hiệu nghiệm”. Hơi ngạc nhiên là USD đã không hề giảm giá sau thời điểm cuối tháng. Long USD/JPY có vẻ như vị thế mà thị trường đều mong muốn sở hữu vào lúc này và việc bứt phá lên trên mốc 111 trước bảng lương vào ngày mai sẽ khiến một số người đau khổ trong FOMO vì tôi nghĩ rằng hiện không có quá nhiều vị thế ngoài kia. Tuy nhiên, trước một sự kiện nhị phân (giá biến động giật hai chiều) như bảng lương phi nông nghiệp tháng này, tôi hy vọng nhu cầu đối với đồng bạc xanh sẽ giảm nhẹ vào chiều nay. Tôi vẫn duy trì quan điểm long USD so với các đồng tiền cấp vốn, nhưng như đã ám chỉ ở trên, thật khó để có quá nhiều niềm tin vào quan điểm đó trước thềm một bảng lương quan trọng và tôi đã sử dụng đà tăng của USD ngày hôm qua để chốt lời một phần, điều có vẻ hợp lý.
CHF – Matthew Pheasant
Một nhịp tăng ấn tượng với USD/CHF vào thời điểm cuối tháng đã đưa cặp tiền vượt lên trên 0.9200/20 một cách gọn gàng. CPI tại Thụy Sĩ sáng nay đã yếu đi so với mức tăng mạnh của tháng trước đó, điều này khiến lợi suất thực sụt tiếp tục giả tháng thứ tư liên tiếp. Tôi không tin rằng con số sáng nay sẽ có nhiều tác động đến SNB, họ có lẽ vẫn sẽ giữ vững quan điểm dovish với chính sách tiền tệ vô cùng nới lỏng. Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ vào ngày mai sẽ là yếu tố dẫn dắt tiếp theo và trong khi bối cảnh chung vẫn ủng hộ long USD so với các đồng lợi suất thấp như CHF, thật khó để giữ vị thế lớn trước thềm báo cáo quan trọng như này.
JP Morgan Trading Desk