Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 05.07.2021: Kỳ vọng RBA "dovish" để AUD tiếp tục suy yếu
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Dữ liệu thị trường lao động của Mỹ vào thứ Sáu khá trái chiều, khi số liệu NFP tích cực nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại tăng mạnh, trong khi tăng trưởng tiền lương vẫn thế. Tôi đoán không có yếu tố nào đủ tạo ra một thay đổi lớn lao đối với những vấn đề lúc này, không tạo ra nhu cầu bức thiết để giảm quy mô kích thích kinh tế hay đặt nghi vấn liệu việc Fed chuyển sang hướng ‘hawkish’ có phải là sai lầm hay không. Nói chung, tôi cảm thấy rằng dù USD tăng vào nửa cuối tháng Sáu vừa rồi, nhà đầu tư không tham gia nhiều vào thị trường. Sự chuyện dịch sang trạng thái bình thường mới không đủ nhanh để tạo ra bất ngờ đáng kể, và tình hình tăng trưởng dù có tạo ra bất ngờ nhưng không đến mức phát sinh lo ngại thái quá. Do đó việc đóng gần hết vị thế Long vào tuần trước giúp chúng tôi thoải mái khi tâm lý thị trường không tích cực lúc này. Tôi vẫn ưa thích Long USD so với các đồng lợi suất thấp, nhưng chỉ chờ buy in dip hơn là mua đuổi, và đặc biệt thích CHF hơn là EUR và JPY. Thứ Sáu tuần trước chúng tôi chỉ tăng trạng thái với nhưng đồng đã giảm mạnh vào cuối tháng Sáu vừa rồi, với suy nghĩ rằng sẽ còn dư địa cho các đợt phục hồi, bởi vị thế bị cắt giảm khi câu chuyện vẫn tích cực, và chúng ta đang bước vào những vùng kỹ thuật đẹp. Biên bản họp của Fed sẽ công bố vào tối thứ Tư sẽ là điều đáng mong chờ, dù vậy có thể sẽ không đủ hấp dẫn bởi đó là ngày mọi người chờ đón trận bóng đá của đội tuyển Anh!!
Riêng đối với EUR, tỷ giá vẫn phía trên 1.18 và động lượng có vẻ thấp. Nếu giá quay trở về ngưỡng 1.1890/1.1910 sẽ ghi nhận nhu cầu mua ngắn hạn. Mối quan tâm lớn hơn sẽ là phía dưới ngưỡng 1.2000 và đường trung bình 200 ngày tại 1.2005. Giá giảm xuống phía dưới 1.18 có thể sẽ khiến EUR/USD hướng đến mức đáy của năm tại 1.17.
GBP – Charlie Cass
Số liệu từ Mỹ tạm ổn nhưng không tốt đến mức như kỳ vọng (tôi đã thầm mong số liệu sẽ tốt hơn), và điều này khiến những vị thế mở mới Long USD gặp khó khăn bởi DXY có 1 ngày đảo chiều quan trọng, cùng với đó là thoát khỏi vùng quá mua để chuyển về mức ‘bình thường’ trên chỉ báo RSI – đây là tín hiệu giúp tôi tự tin rằng sẽ sớm có cơ hội mở lại vị thế Long USD mà tôi đã đóng tuần trước với những mức giá tốt hơn trong các phiên tới. Sterling đã giao dịch khá tốt vào hôm nay, có lẽ bởi vì Boris sắp thông báo những bước tái mở cửa cuối cùng trong hôm nay. Chúng tôi đã thoát gần hết trạng thái EUR/GBP nhưng vẫn thích được Short. Hy vọng cơ hội tốt hơn để Short sẽ đến trước tháng Tám, nhưng có một thực tế là cặp chéo EUR/GBP đã mắc kẹt trong vùng 0.86xx vài tháng nay. Hôm nay là ngày lễ Độc lập của Mỹ nên thị trường có thể sẽ im ắng. Hỗ trợ cho Cable là 1.3810/20 và 1.3650/70 (EUR/GBP: 0.8565/70, 0.8530/40). Kháng cự tiếp theo là tại 1.3875/80 và 1.3925/35 (EUR/GBP: 0.8625/30, 0.8670).
AUD, NZD – James Clark
Cuối cùng chúng ta cũng sẽ nhận được câu trả lời từ RBA vào sáng mai về hai quyết định mà họ đã đề xuất kể từ tháng 4. Việc gia hạn QE là chắc chắn sẽ xảy ra và không có khả năng họ mở rộng YCC từ trái phiếu đáo hạn ngày 24 tháng 4 sang trái phiếu đáo hạn ngày 24 tháng 11. Tuy nhiên, tình hình có vẻ phức tạp hơn một chút so khi Úc đang phải phong tỏa trở lại giai đoạn gần đây, với một nửa dân số hiện đang chịu các biện pháp hạn chế. Tôi muốn nói rằng kỳ vọng hawkish là hợp lý nếu so với những gì đang diễn ra với các ngân hàng trung ương ở những nơi khác, nhưng tôi mong đợi RBA sẽ đưa ra các quyết định đã đề cập ở trên một cách ôn hòa hơn, đặc biệt bằng cách cung cấp nhiều QE và duy trì trọng tâm định hướng chính sách tại những thời điểm rất xa. AUD/USD đã giao dịch trở lại khu vực pivot 0.7475/00 vào thứ Sáu nhưng tôi đang một kết quả "dovish" từ phía RBA làm chất xúc tác cho một nhịp giảm tiếp theo của AUD/USD. Hỗ trợ gần nhất tại 0.7415 sau đó là 0.7240.
CAD – Simon Spearing
Dữ liệu bảng lương của Hoa Kỳ đã được đưa ra, nó không quá mạnh để dấy lên lo ngại về việc thảo luận “taper” hay thúc đẩy lợi suất và cũng không quá yếu khiến chúng ta bắt đầu nghi ngờ sự phục hồi và điều này đủ để các tài sản rủi ro sẽ phục hồi vào chiều thứ Sáu. Những đồng tiền đã hoạt động kém gần đây, cũng là những tài sản được hưởng lợi chính. Kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài ở Hoa Kỳ cũng có thể là một yếu tố khác làm giảm vị thế thị trường. CAD là một trong những đồng tiền hoạt động tốt hơn, khi USD chứng kiến sự đảo chiều quan trọng, về mặt kỹ thuật, điều này cho thấy sự suy yếu hơn nữa của USD. Chúng tôi đã long USD thời gian gần đây, nhưng chủ yếu là qua các đồng lợi suất thấp và trong khi đó vẫn là xu hướng, mọi thứ đã kém rõ ràng hơn một chút, ít nhất là trong G10 vào sáng nay. Nhưng sự thay đổi sang hawkish từ FED khoảng 2.5 tuần trước, cộng với dữ liệu khá ổn vào thứ Sáu, vẫn cho thấy long USD là chiến lược trong tương lai, mặc dù phải thừa nhận niềm tin của tôi đã giảm đi đôi chút. Dữ liệu việc làm tại Canada vào thứ Sáu là sự kiện chính cần quan tâm, nhưng trước mắt, cặp tiền sẽ tiếp tục giao dịch trong phạm vi 1.2250/1.2500, tuy nhiên ưu tiên long CAD qua những đồng lợi suất thấp.
JPY – Charlie Cass
Bất chất số liệu vượt dự báo, NFP đã gây thất vọng mức độ phấn khích/kỳ vọng tăng cao hôm thứ Sáu, và USD đã không thể mạnh lên. Công bằng mà nói thì đó là một con số phù hợp cho tài sản rủi ro và cổ phiếu, nhưng với mối tương quan đặc biệt của giá cổ phiếu cao hơn, USD cao hơn vào tuần trước, tôi cũng nghĩ rằng không chưa rõ ý nghĩa của nó đối với FX là gì. Chúng tôi đã Long USD gần đây nhưng tôi phải thừa nhận rằng tôi không thể thấy USD tiếp tục tăng vững vàng trên diện rộng như hồi tuần trước nếu chứng khoán vẫn tăng. Tôi đoán Long USD/JPY là vị thế rõ ràng nhất trong môi trường này và có vẻ như thị trường có một chút FOMO phía trên mốc 111, sau khi đã bị dừng lỗ các vị thế Long XXX/JPY sau cuộc họp Fed. 111.70 là ngưỡng kháng cự tiếp theo để theo dõi trước mức chính 112.20, việc bứt phá mốc này sẽ củng cố quan điểm bullish. Các vùng hỗ trợ nằm ở 111.00 và 110.50.
CHF – Matthew Pheasant
Đồng Franc đã tăng tốt vào thứ Sáu thậm chí ngay trước khi số liệu NFP công bố và tạo đỉnh ngay cả khi DXY tăng trên diện rộng. Tỷ giá EUR/CHF còn bị bán trong phần lớn nửa đầu của phiên London (chủ yếu do nhu cầu mua CHF). Kết quả lại là cú đảo chiều quan trọng trong ngày của USD/CHF khi chạy cùng xu hướng với DXY. Tỷ giá USD/CHF hẳn luôn là cặp tiền thể hiện rõ nét nhất xu hướng của USD hậu cuộc họp Fed, do đó tôi đã thấy khá lo lắng khi thấy DXY tăng mạnh nhưng USD/CHF lại không tăng quá nhiều. Chúng tôi vẫn đứng ngoài vào lúc này, với cùng lý do đã từng đưa ra khi chúng tôi đóng trạng thái trước thềm NFP. Vị thế ngắn hạn có vẻ đang là mua đuổi USD, trong khi đó quỹ tiền thật lại chẳng mấy thể hiện sự ưa thích với đồng bạc xanh khi đã bán ròng 5 phiên liên tiếp. Hôm nay có lẽ thị trường sẽ trầm lắng nhưng chiến lược sẽ là chờ buy in dip USD trong các nhịp hồi ở những phiên tới – đối với USD/CHF thì là mua vào ở quanh mức 0.91. Số liệu tài khoản vãng lai của Thụy Sỹ sẽ công bố vào chiều nay
JP Morgan Trading Desk