Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 09.03.2021: Có vẻ đã đến lúc Long USD?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan trading desk tại London.
EUR – Simon Spearing
Đồng tiền chung tiếp tục nới rộng đà giảm gần đây trong hôm qua khi USD chiếm giữ tâm điểm chính. Dù chúng tôi hiểu cho việc USD tăng đang lấy thêm động lượng, nhưng vẫn giữ quân điểm giao dịch chiến thuật trước những tin tức lớn sắp xảy ra trong tuần này. Kho bạc Mỹ đấu thầu TPCP vào thứ 4 và thứ 5, chỉ số Lạm phát Mỹ vào thứ 4, ECB họp vào thứ 5, tất cả đều có thể khiến thị trường chao đảo. Cần chú ý là bất chấp những nhận định có phần kiên quyết gần đây từ Lagarde, khối lượng mua vào tài sản hàng tuần của chương trình PEPP không hề tăng. Thị trường chờ đợi hành động cụ thể trong tuần này hơn là lời nói, và cách bà Lagarde sẽ xử lý tình hình hiện nay mới là điều trọng yếu. Trước các sự kiện trên, chúng tôi đang Long USD so với các đồng lợi suất thấp, với niềm tin rằng nhu cầu mua USD vẫn tiếp diễn cho đến trước phiên đấu giá vào ngày mai.
GBP – Charlie Cass
Sterling hôm qua có sự thể hiện tốt khi Cable giữ vững trước đà tăng của USD trên diện rộng, khiến cặp tỷ giá EUR/GBP xuyên thủng hỗ trợ 0.8580 và đóng cửa tại đáy chu kỳ (tại 0.8540), dù chúng tôi vẫn ghi nhận nhu cầu mua EUR/GBP từ phía doanh nghiệp. Không nhiều thông tin nổi trội trong sáng nay, nhưng có khả năng 1 vài tiêu điểm không tích cực về Brexit sẽ công bố hôm nay, khi Maros Sefcovic sẽ thảo luận với đại diện Châu Âu vào ngày mai về các hành động pháp lý chống lại Vương quốc Anh trước việc nước này kéo dài thời hạn trì hoãn kiểm quan đối với thực phẩm xuất khẩu từ Anh sang Bắc Ireland (theo thỏa thuận ban đầu, ngày 01/04 là hạn chót, nhưng phía Anh có thể kéo dài đến tháng 10 năm nay). Sau nhu cầu mua GBP trong chốc lát của quỹ tiền thật tuần trước, 3 phiên gần đây quỹ nãy đã bán ra trở lại, do đó không có sự nhất quán nào vào lúc này phù hợp với price action trên thị trường. Chúng tôi dần thông hiểu với đà tăng của USD khi nhận ra chúng ta có thể đang ở phía bên phải của mô hình “Đồng Dollar cười”, do đó sẽ đứng ngoài với GBP lúc này. 1.3800/05 vẫn là hỗ trợ, với mức cản quan trọng tại 1.3750/55 ở phía dưới (EUR/GBP: 0.8540, 0.8420/30). Kháng cự kế tiếp là tại 1.3910/20 và xa hơn là 1.4000/10 (EUR/GBP: 0.8600, 0.8625/30).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Thị trường chứng khoán và FX vẫn liên tục biến động giật 2 chiều, giao dịch trong biên độ khá nhỏ trong ngày. Tôi vẫn tin rằng thị trường đang ở giai đoạn nên giao dịch chiến thuật và không tin rằng chúng ta đã bước sang giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của Hoa Kỳ cũng như sự khởi đầu của đà tăng đồng USD trên mọi loại tài sản. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng sự gia tăng của lợi suất TPCP Mỹ trong tháng 3 không đi kèm với những động thái tương tự trên các thị trường trái phiếu G10 khác như chúng ta đã thấy vào tháng 2 và kết quả là điều này đang thách thức câu chuyện tăng giá ở các đồng high-beta mà tôi đã đề xuất. Tôi cũng cho rằng cần phải biết là hành động giá có thể thay đổi nhanh chóng mà không cần yếu tố dẫn dắt (hoặc rất ít) như chúng ta đang thấy sáng nay và tôi không muốn rơi vào tình huống mà “đuổi theo đuôi của chính mình”. Do đó, tôi cho rằng mua rải khi đến vùng giá quan trọng trong thị trường này là viễn cảnh hợp lý nhất và ưu tiên buy on dips các cặp chéo XXX/JPY. CAD là đồng tiền high-beta khá tốt để thể hiện quan điểm này do giá dầu mỏ và mức beta cao với tăng trưởng của Mỹ, cùng với đó, tôi hơi lo lắng về vị thế thị trường của đồng AUD.
JPY – James Clark
Tối qua, tỷ giá USD/JPY biến động giật 2 chiều dù đã giữ khá ổn định ở phiên châu Á, lý do bởi xu hướng chuyển động phức tạp của thị trường trái phiếu (tâm lý rủi ro tích cực và XXX/JPY tăng). USD/JPY giảm sau khi phiên London mở cửa cửa, nhưng đã tăng trở lại vùng 108.xx sau đó. Không có gì ngạc nhiên khi tuần này thực sự là một tuần rất biến động đối với thị trường trái phiếu (và do đó cả đồng JPY) khi chúng ta sẽ có phiên đấu giá đầu tiên trong số 3 phiên đấu giá của TPCP Mỹ vào tối nay (kỳ hạn 3 năm) trước phiên đấu giá kỳ hạn 10 năm quan trọng hơn diễn ra vào ngày mai, sau khi dữ liệu CPI Mỹ công bố. Mặc dù chúng tôi đã ghi nhận lực mua JPY từ các quỹ tiền thật vào ngày hôm qua, xu hướng chính từ nhóm đó vẫn là bán JPY. Dù chúng tôi không thấy bất cứ điều gì từ các chi nhánh địa phương của chúng tôi trong sáng nay, nhưng vẫn có bằng chứng về nhu cầu từ nội địa trên thị trường. Chúng tôi giữ vị thế Long USD/JPY và sẽ chờ mua thêm ở 108.50 trong ngày. 109.35/45 là ngưỡng kháng cự tiếp theo phía trên, tiếp theo là 109.90/00, trong khi đó 108.55/65 sẽ cung cấp hỗ trợ tạm thời trước vùng 108.00/10.
CHF – Matthew Pheasant
Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ trong buổi sáng phiên Âu đã khiến USD yếu đi, dù rằng môi trường hiện tại của sự tăng trưởng ngoại lệ của nước Mỹ khiến tôi thấy khó có đà bán tháo USD bền vững, đặc biệt là khi so với các đồng lợi suất thấp như CHF. Chúng tôi vẫn Short CHF, dù rằng yêu thích Long EUR/CHF nhưng cặp tỷ giá này di chuyển hạn chế trong thời gian qua. Việc chuyển sang Long USD/CHF sẽ hợp lý hơn, tuy vậy các lần đấu thầu TPKB Mỹ và chỉ số Lạm phát Mỹ những ngày tới sẽ là yếu tố quan trọng cho việc mở vị thế Long USD. Ngưỡng hỗ trợ của USD/CHF là tại 0.9290/0.9300, và xa hơn là 0.9200 phía dưới. Mức hỗ trợ của EUR/CHF là 1.1050/60, và kháng cự là tại 1.1180/1.1200.