Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 10.06.2021: ECB, CPI và thế khó của thị trường hiện nay
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Đây là những gì trong hôm qua tôi đã viết về ECB:
Kịch bản chủ đạo là ECB tiếp tục quy mô chương trình PEPP với tốc độ mua vào tài sản nhanh đáng kể như hiện nay, và điều này sẽ giảm tránh khả năng nhắc đến việc ‘taper’, điều chỉnh tích cực đối với dự báo, nhưng nhìn chung thông điệp thiên hướng ‘dovish’ vẫn không đổi bởi kỳ vọng CPI lõi cho đến 2023 vẫn cách xa mức mục tiêu của ECB. Lagarde có thể nhấn mạnh việc lạm phát dài hạn bị hụt hơi và đưa ra gợi ý về một cuộc nghiên cứu toàn diện hơn nữa đối với các kịch bản chính sách để giúp lạm phát phục hồi đạt mức mục tiêu đề ra. Do đó, với tình huống này, tôi cho rằng EUR có thể giảm sâu trong một nhịp ngắn và không kéo dài, bởi vị thế Long EUR của thị trường vẫn còn (dù đã được cắt giảm khá nhiều). Ngưỡng 1.2100 cần phải được giữ vững, đây là đáy của tuần trước và tôi cho rằng chúng ta sẽ không rơi xa khỏi mức này dù cho USD có di chuyển trong biên độ lớn như thế nào khi dữ liệu CPI Mỹ công bố. Các vị thế Short EUR trên các cặp chéo sẽ tiếp tục chịu áp lực. Phía dưới mức 1.21 sẽ là đường trung bình 100 ngày ở vùng 1.2040, và ngưỡng hỗ trợ then chốt cho niềm tin EUR phục hồi là khi 1.2000 (tương ứng đường trung bình 200 ngày) vẫn được giữ - vùng này đã rất kiên cường trong lần kiểm tra vào tháng trước. Bất kỳ tín hiệu ‘hawkish’ nào, ví dụ như nhận định rằng nền kinh tế đang tích cực, và/hoặc nổ ra cuộc tranh luận giữa phe ‘nới lỏng’ với phe ‘thắt chặt’ ngay trong nội bộ ECB thì sẽ tạo ra biến động giật mạnh 2 chiều (dù cho chỉ là ẩn ý về khả năng ‘hawkish’!). Ngưỡng kháng cự quan trong vẫn ở mức đỉnh gần đây là 1.2265, nếu phá vỡ thì mức đỉnh của năm tại 1.2349 sẽ bị thử thách. Các vị thế sẽ chỉ được mở nhiều hơn khi tỷ giá tiến lên phía trên, vì đây sẽ là phiên rất biến động về mặt hành động giá và bởi ẩn số là quá lớn.
Bên canh đó, cùng thời điểm với ECB thì tâm điểm thị trường cũng đổ dồn vào dữ liệu CPI Mỹ, vị thế Short trái phiếu đã chịu tổn thương vào hôm qua (bởi lợi suất TPCP Mỹ giảm), nhưng USD lại tăng trong ngày. Nhiều người có vẻ đang từ bỏ những quan điểm dựa trên đánh giá vào hành động giá, còn tôi vẫn giữ suy nghĩ rằng Fed vẫn sẽ nhẫn nại, không có một con số CPI gây sốc nào, và một loạt các tín hiệu ‘hawkish’ từ các NHTW khác sẽ xuất hiện. Tôi tiếp tục giữ Long AUD, và Long GBP dù rằng chiến thuật này đang phần nào bị chi phối bởi sự bất hòa giữa Vương quốc Anh và châu Âu trên vấn đề Bắc Ireland, cũng như việc thời hạn dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 21/6 tạm thời hoãn lại (tôi cho rằng số ca nhập viện của những người đã tiêm 2 mũi gần như không có là minh chứng cho sự thành công của tiến trình tiêm chủng, và việc hoãn dỡ lệnh không đáng kể vì nước Anh gần như đã hoàn toàn mở cửa). Tôi đánh giá môi trường giao dịch hiện nay là rất thử thách, và hy vọng mọi thứ sẽ rõ ràng hơn trong các phiên tiếp theo.
GBP – Matthew Pheasant
Brexit lại trở thành tâm điểm một lần nữa khi cả EU và Anh có những bình luận cứng rắn trong ngày hôm qua khiến đồng bảng Anh yếu đi tương đối do sự lo ngại về chiến tranh thương mại. Trong khi tất cả các quy trình và thủ tục đều chỉ ra rằng còn lâu Brexit mới kết thúc và vì vậy điều này sẽ không phải là một vấn đề lớn đối với đồng bảng Anh. Tuy nhiên, vấn đề là dòng tiền ngắn hạn trên thị trường đang long GBP (mặc dù các quỹ phòng hộ đã bán ra tương đối ngày hôm qua), và chúng ta thực sự cần các thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ khác thể hiện quan điểm ‘hawkish’ hơn là 2 quan chức sắp rời khỏi BoE. Bailey, Ramsden và Cunliffe sẽ phát biểu vào ngày mai. Tâm điểm hôm nay tất nhiên là CPI và ECB, tôi không mong đợi ECB sẽ có hành động nào quá bất ngờ, trong khi đó CPI (hy vọng) sẽ giúp xác định xu hướng ngắn hạn của USD, vốn đang “phớt lờ” diễn biến của lợi suất trong vài ngày qua. Dòng tiền từ các chi nhánh của chúng tôi cho thấy các quỹ phòng hộ đã mua USD trong 6 phiên gần đây. Hiện tôi giữ quan điểm trung lập với đồng bảng Anh và cho rằng GBP/USD có thể sẽ giảm hơn nữa trong thời gian tới. Chắc chắn tôi sẽ tìm cách giao dịch dựa vào CPI nhưng nếu không có cú sốc nào, hãy long GBP tại 1.4050 và bán EUR/GBP trước 0.87. Hỗ trợ tốt vẫn ở mức 1.4070/80 và 1.4000/10 ở bên dưới (0.8575/80, 0.8535/45 với EUR/GBP) trong khi 1.4130/35 là mức kháng cự ban đầu với 1.4200 ở bên trên (0.8670,0.8715/20 với EUR/GBP).
AUD, NZD, JPY – James Clark
Tất cả đều đang chờ đợi cuộc họp của ECB và CPI tại Mỹ trong ngày hôm nay và vì lợi ích chung của các trader, chúng ta cần phải xây dựng một câu chuyện từ các sự kiện này, nếu không, đây sẽ là một mùa hè dài với rất ít biến động. Mối tương quan trong 48 giờ qua khá đáng ngại, tôi của quá khứ hẳn sẽ không cho rằng USD tăng cao hơn khi lợi suất của Mỹ giảm 10 bps. Có vẻ như lượng vị thế đã đến mức quá tải, vì vậy hãy phải thận trọng khi mua/bán đuổi các động thái quá mạnh trong ngày vì xu hướng thị trường đang không rõ ràng. Bloomberg kỳ vọng CPI M/M sẽ tăng 0.5% và thị trường đang “đồn đại” con số 0.6%. Một báo cáo quanh mức đó có lẽ là kết quả tốt nhất cho thị trường vì lợi suất có thể ổn định và USD có thể bị bán tháo so với các đồng tiền mà NHTW đã chuyển sang ‘hawkish’ giai đoạn gần đây (GBP, AUD, NZD). Một con số thấp hơn dự báo sẽ làm USD suy yếu nhưng điều đó có thể thách thức quan điểm reflation trên toàn cầu và câu chuyện tăng lãi suất của NHTW nhóm G10. Trong kịch bản đó, tôi sẽ tìm cách short USD/JPY. Bên cạnh đó, điều đáng chú ý là một ngân hàng của Úc vào sáng nay đã thay đổi dự báo RBA sẽ tăng lãi suất vào nửa sau của năm 2023. Nếu một số liệu CPI rất cao được đưa ra, lập trường kiên nhẫn của Fed sẽ bị thách thức và bạn có thể sẽ thấy một loạt các vị thế short USD còn lại trên thị trường bị đóng lại, với USD/JPY có khả năng tăng mạnh nhất. Tôi vẫn duy trì một vài lệnh short USD so với GBP và AUD trước thời điểm công bố báo cáo, nhưng tôi phải thừa nhận hôm qua bản thân cảm thấy tự tin hơn so với hôm nay và tôi không mấy thích thú với thiết lập và hành động giá hiện tại. Tôi sẽ tìm cách giao dịch tích cực sau khi có dữ liệu CPI.
CAD – Simon Spearing
Đúng như dự đoán, cuộc họp của BoC đến và đi mà không có bất kỳ bất ngờ nào. Dữ liệu chậm lại gần đây đã bị làm ngơ và các yếu tố cơ bản đang cho thấy sự tự tin gia tăng và nhu cầu đang phục hồi. Bây giờ, trọng tâm sẽ chuyển sang cuộc họp hôm nay của Phó thống đốc BoC Tim Lane và cả báo cáo CPI của Hoa Kỳ. Trong khi Lane sẽ không thể tránh khỏi câu hỏi về tốc độ thắt chặt chính sách trong tương lai, ông ấy có khả năng sẽ né tránh trả lời trực tiếp. Một khi chúng ta vượt qua ngày hôm nay, mọi con mắt sau đó sẽ chuyển sang dữ liệu sắp tới, đặc biệt là dữ liệu việc làm trước cuộc họp tháng 7, thời điểm mà tôi kỳ vọng họ sẽ giảm quy mô QE về 2 tỷ CAD. Mặc dù vậy, trọng tâm của ngày hôm nay sẽ là chỉ số CPI của Hoa Kỳ. Số liệu CPI M/M trong vùng 0.4-0.6% có lẽ là kết quả thuận lợi nhất cho các thị trường và sẽ dẫn đến đồng USD suy yếu so với những đồng tiền mà NHTW đã trở nên hawkish hơn. Bất cứ điều gì khác sẽ khiến cục diện trở nên khó hiểu hơn một chút. Liệu rằng số liệu thấp hơn có đặt ra câu hỏi về những thay đổi hawkish gần đây từ các NHTW khác? Liệu số liệu cao hơn có thách thức quan điểm lạm phát “tạm thời” của Fed không? Nhưng tôi giữ Short USD/CAD chủ đạo và sẽ tìm cách tăng thêm ở gần 1.2140/50. Một số liệu mạnh bất ngờ sẽ khiến thông điệp ‘hawkish’ gần đây của BoC được giữ nguyên, tất nhiên là trừ khi Lane gây bất ngờ gì đó.
CHF – Matthew Pheasant
Tâm điểm là CPI của Mỹ và cuộc họp ECB hôm nay sau một tuần hành động giá khá trầm lắng và khó chịu. Tôi không nghĩ ECB sẽ có gì bất ngờ, thay đổi với PEPP là rất khó xảy ra và Lagarde có lẽ sẽ không muốn mang đến bất cứ điều gì quá đáng lo ngại đối với thị trường. Nếu có một tín hiệu ‘hawkish’ bất ngờ, tôi sẽ tìm cách chờ Long EUR/CHF. Tuy nhiên, chỉ số CPI của Hoa Kỳ nên là trọng tâm chính và với số liệu NFP tuần trước, chúng ta cần một con số gần với mức dự báo để giữ cho Fed kiên nhẫn, điều này sẽ có lợi cho quan điểm Short USD, mặc dù tôi không nghĩ CHF sẽ là đồng hưởng lợi nhiều nhất.
JP Morgan