Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 10.11.2020: USD đảo chiều trước thông tin vắc-xin là cơ hội cho tài sản rủi ro.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Canh buy on dip EUR/USD tại 1.1790. GBP cần một cú breakout rõ ràng để duy trì đà tăng hiện tại. Long tài sản rủi ro (AUD/USD, AUD/NZD) và Short USD/CAD. Đứng ngoài với JPY và CHF giai đoạn này.
EUR – Simon Spearing
Đồng EUR có một phiên thực sự điên rồ trong phiên hôm qua. Sau khi chạm đến mốc 1.19 thì tưởng như tỷ giá sẽ tiếp tục tăng phá qua ngưỡng này, thế nhưng sau đó lại quay đầu khi tỷ giá chạm kháng cự 1.1910/20, chứng kiến lực bán EUR/USD bởi có lượng lớn quyền chọn tại 1.1900 đáo hạn, kèm theo đó là việc USD/CNH tăng và cuối cùng là lợi suất TPCP Mỹ tăng phi mã. Thị trường đợi qua 3 giờ chiều (giờ London) lúc hợp đồng quyền chọn đáo hạn để đẩy đồng Euro tăng giá, nhưng sau đó lại thất vọng trước đà giảm mạnh của tỷ giá (và mọi thứ trở nên tồi tệ đi) khi phía dẫn đầu bên Short EUR là quỹ phòng hộ. Do đó mặc dù chúng tôi ưu tiên Long (và trong trung hạn đây vẫn là chiến lược của chúng tôi), Price action trong ngắn hạn rõ ràng không thuận lợi cho vị thế này. Trong khi tin tức Pfizer rõ ràng là tích cực, mối lo ngại về số ca nhiễm mới tăng cao tại khu vực châu Âu đang đè nặng lên đồng tiền chung của khối này, do đó chúng tôi sẽ điều chỉnh quy mô vị thế cho phù hợp. Nhịp điều chỉnh giảm xuống 1.1790/00 sẽ đối mặt với sức mua lớn, với kháng cự ở 1.1910/20. Chỉ số tình hình kinh tế Đức sẽ được công bố vào lúc 5h chiều.
GBP – Matthew Pheasant
Hôm qua là một ngày biến động rất khó chịu của Cable khi tin tức về vắc-xin hỗ trợ cho tâm lý rủi ro trước khi đồng USD hồi phục nhờ lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh, giữ tỷ giá GBP/USD vững chắc trên mốc 1.31. Tin tức tích cực về vắc-xin đa số hỗ trợ cho các tài sản rủi ro, đặc biệt là giúp đỡ các quốc gia như Vương quốc Anh đang phải gồng mình đấu tranh với Covid-19. Về vấn đề Brexit, dự luật Thị trường nội bộ của Boris Johnson đã bị bác bỏ tại Thượng viện Anh, mặc dù Thủ tướng tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục thúc đẩy nó. Cuối cùng thì hai bên (Châu Âu và Anh) đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận tuy nhiên vấn đề đánh bắt cá và duy trì môi trường cạnh tranh công bằng vẫn là những điểm chính, chúng ta sẽ cần thấy một đợt “breakout” để giữ vững đà tăng của GBP.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Có vẻ như cả hệ thống mang đã lựa chọn tài sản rủi ro và các đồng Antipodean vào hôm qua sau thông tin về vắc-xin, tuy nhiên việc lợi suất tăng trở lại và chênh lệch giữa các vùng đã trở thành thách thức cho các giao dịch trên. Lợi suất là câu chuyện đáng quan tâm và tôi thực sự cảm thấy như được “cổ vũ” bởi sự phân hóa lợi suất giữa các vùng, bởi nó cho thấy thị trường chịu sự dẫn dắt của tâm lý Risk-on hơn là do các vị thế đang quá “cồng kềnh”. Châu Á (bao gồm Úc) không hưởng lợi từ vắc-xin nhiều như phần còn lại của thế giới, và lục địa này vẫn đang vận hành hiệu quả khi mà các ca lây nhiễm hầu như không còn trong nhiều tháng qua. Do đó AUD suy yếu so với CAD là điều dễ hiểu, dù tôi phần nào đó bối rối trước động thái đóng lệnh vội vã diễn ra trên TTCK. Thậm chí điều gây hoang mang hơn đó là lý do vì sao NZD tăng rất mạnh trong đêm qua, nhưng có lẽ thị trường đang đóng các trạng thái (short NZD) trước khi cuộc họp của RBNZ diễn ra vào ngày mai. NHTW này sẽ làm mọi cách để duy trì quyết định về lãi suất âm vào đầu năm sau. Vẫn còn một đoan đường dài phía trước nên tôi sẽ bất ngờ nếu họ muốn “chậm lại một nhịp” trước quyết định này bởi nó từng khiến Kiwi tăng mạnh. Tại mức giá hiện nay, vẫn có khả năng để Short NZD trong cặp tỷ giá AUD/NZD khi giá quanh vùng 1.0700/50 nếu NHTW hành động đúng, gợi ý về các đợt cắt giảm lãi suất sắp tới trong cuộc họp ngày mai. Trước mắt tôi vẫn theo đuổi Long tài sản rủi ro, Short USD so với các đồng high beta, nhưng ưu tiên thể hiện quan điểm này qua đồng CAD và MXN.
Đồng CAD có phản ứng mạnh mẽ trước thông tin về vắc-xin, tăng mạnh so với USD trong khi các đồng khác có xu hướng trái ngược. Điều này dễ hiểu khi số ca nhiễm ở các nơi khác đã lấn át thông tin vắc-xin. Chúng tôi ghi nhận dòng tiền mua CAD từ các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ. USD/CAD đã tăng để kiểm tra lại ngưỡng 1.3020/25, và mức kháng cự này cần phải duy trì để duy trì chiến lược Short USD/CAD ngắn hạn, dù rằng tôi nghĩ có thể sẽ xuất hiện bên mua vào tài sản rủi ro từ phía các quỹ tiền thật trong những nhịp USD điều chỉnh tăng trở lại. Tuy vậy, ghi nhận dòng tiền hôm qua chỉ thấy quy mô khiêm tốn từ quỹ tiền thật đổ vào các đồng high beta, một xu thế có thể kéo dài đến cuối năm.
JPY – James Clark
JPY là đồng giảm mạnh nhất hôm qua khi tỷ giá USD/JPY tăng vọt một đường thẳng 200 pips trước tin tức tích cực từ vắc-xin và sau đó là sự trở lại của lợi suất TPCP Mỹ. Chúng tôi ghi nhận lực mua USD/JPY đáng kể từ quỹ phòng hộ, có vẻ như để đóng các trạng thái Short trước đó. Tôi đã không nhận thức được rằng vị thế Short USD/JPY là rất lớn nhưng tôi suy đoán là price action đã được thúc đẩy hơn nữa kể từ sau bầu cử. Chúng ta đã quay lại vùng đỉnh trong đêm qua khi TTCK ghi nhận lệnh đóng trạng thái vội vã và tỷ giá USD/CNH điều chỉnh tăng, đây rõ ràng là yếu tố dẫn dắt cho sức mạnh của USD tăng so với các đồng còn lại. Tỷ giá USD/JPY có vẻ do chịu ảnh hưởng bởi xu hướng của USD hơn là do tâm lý rủi ro thị trường trước câu chuyện chênh lệch lợi suất các vùng, tuy nhiên điều này hiện đang chịu thách thức bởi thông tin tích cực của vắc-xin. Các tin tức về virus có thể tiếp tục diễn biến tích cực, do đó chỉ khi nào những yếu tố như Fed có động thái khó lường, hay lợi suất tăng mạnh trở lại, thì việc Short USD/JPY mới tiếp tục diễn ra. Hoặc chỉ khi nào có dòng tiền nội địa đáng lưu ý quay lại mua JPY. Vào thời điểm này chúng tôi đứng ngoài với JPY cho đến khi nào USD/JPY tăng vọt lên quanh 106, lúc đó sẽ mở trạng thái bán dò đỉnh.
CHF – Matthew Pheasant
Tin tức về vắc-xin ngày hôm qua đã thúc đẩy tâm lý rủi ro, đưa EUR/CHF từ 1.07 lên 1.0808 và kéo USD/CHF lên cùng với nó. Chúng tôi nhận thấy một số nhu cầu bán CHF từ các quỹ tiền thật và dựa trên những tin tức vô cùng tích cực về vắc-xin ngày hôm qua, tôi nghĩ tâm lý rủi ro sẽ tiếp tục được hỗ trợ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải lựa chọn cẩn thận các vị thế short USD, đặc biệt là sau đà tăng mạnh trên diện rộng của USD so với các đồng G7 vào hôm qua. Hiện tại, chúng tôi giữ quan điểm trung lập với CHF và sẽ tìm kiếm cơ hội tại những cặp tiền khác