Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 11.06.2021: Short USD là lựa chọn lúc này
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Sau tất cả sự phấn khích, đồng Euro đã đóng cửa chỉ cách 5 pips so với giá mở cửa ngày hôm qua! Kịch bản chính của tôi đã diễn ra đúng dự báo vào ngày hôm qua, ECB đã đưa ra một thông điệp dovish nhất có thể, nhưng với sự lạc quan về tăng trưởng. Có nguồn tin sau đó cho thấy có sự chia rẽ về tốc độ mua vào tài sản của chương trình PEPP. Vị thế trên thị trường trái phiếu của Hoa Kỳ rõ ràng vẫn còn nghiêng về Short do tác động giá mạnh hơn dự kiến sau chỉ số CPI của Hoa Kỳ, cũng khiến đồng USD chịu áp lực khi chúng ta chứng kiến một động thái giảm của lợi suất thực TPCP Mỹ. Với việc Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục kiên nhẫn vào tuần tới, với sự thừa nhận sẽ thắt chặt trong tương lai xa, thì cảm giác như chúng ta đang ở trong một môi trường biến động thấp và USD tiếp tục suy yếu chậm rãi, nơi Fed và ECB đang chiến đấu để trở thành NHTW cuối cùng trong quá trình bình thường hóa chính sách. Đối với EUR/USD, điều này khiến tôi không hứng thú lắm vì đồng EUR sẽ bị trễ trong bất kỳ nhịp bán tháo USD nào. Tôi thích Long các đồng tiền mà ngân hàng trung ương đang trên con đường bình thường hóa. Do đó, GBP, AUD và CAD vì những lý do đã giải thích ở trên. Ở EUR/USD, việc bứt phá 1.2200 sẽ mang lại một số lực mua mới và trên 1.2270, tôi nghĩ rằng thị trường sẽ thúc đẩy cặp tỷ giá này lên mức cao mới trong năm. Mặt khác, qua vùng 1.2100/30, tôi nghĩ rằng các vị thế Long sẽ phải cắt lỗ.
GBP – Matthew Pheasant
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ tuy cao hơn dự kiến nhưng mức tăng không quá ấn tượng đã khiến lợi suất thực gặp rất nhiều khó khăn. Báo cáo lạm phát đã không thể “tiếp thêm sinh lực” cho thị trường ngoại hối, lời giải thích hợp lý nhất là lượng vị thế short trên thị trường trái phiếu và short USD đều được giữ ổn định (đặc biệt là USD). Tuy nhiên, chúng ta đã thấy thêm một ngày mua USD nữa từ các quỹ tiền thật. Sau khi Cable tiếp tục không thể xuyên thủng thành công vùng hỗ trợ 1.4070/80, đồng bảng Anh đã có hiệu suất mạnh mẽ sau số liệu CPI/ECB dovish đôi chút và khiến chúng tôi cảm thấy rằng vị thế thị trường lúc này đã gọn gàng hơn. Cũng có vẻ như cuộc gặp của Boris với Biden diễn ra suôn sẻ hơn dự kiến giữa bối cảnh tranh chấp về vấn đề Ireland với EU. Thứ Hai là thời điểm thích hợp để đưa ra tin tức hoãn mở cửa nền kinh tế, điều này sẽ quét nốt những vị thế yếu ớt còn lại, tạo điều kiện cho đồng bảng Anh tiếp tục đà tăng khi “bánh xe” truyền thông dừng lại và mọi người nhận ra rằng mọi chuyện thật ra không quá tệ. Hãy xây dựng lại vị thế long GBP so với USD và EUR với nhiều dư địa để bổ sung nếu chúng ta ghi nhận giọng điệu ‘hawkish’ từ sự kiện BIS sau đó (Bailey, Ramsden và Cunliffe phát biểu) lúc 15:30 giờ Việt Nam. 1.4200 là mức kháng cự tiếp theo với 1.4250 ở trên (0.8670,0.8715/20 với EUR/GBP) trong khi hỗ trợ gần nhất nằm ở 1.4120/25 với 1.4070/80 bên dưới (0.8575/80, 0.8535/45 với EUR/GBP).
AUD, NZD – James Clark
Chà, hôm qua có vẻ gây thất vọng/có phần bực bội khi số liệu lạm phát không quá nóng, không quá lạnh/ cũng như ECB không gây bất ngờ mong muốn, và động thái giảm của lợi suất thực Hoa Kỳ sau đó, nhưng USD đã không thể giảm mạnh. Có thể thị trường vẫn đang chờ đợi cuộc họp Fed vào tuần tới. Tuy nhiên, những lý do để không tham gia đang trở nên khá nhàm chán và chắc chắn có nguy cơ những người tham gia thị trường chuẩn bị “đóng gói” nghỉ hè nếu chúng ta vẫn không có biến động gì mới trong tuần tới. Tuy nhiên, tôi lạc quan rằng tất cả các yếu tố đều ủng hộ USD bị bán tháo trong mùa hè so với các đồng tiền G10 mà các NHTW đã chuyển sang hawkish gần đây, vì chúng ta có thể sẽ tiếp tục chứng kiến Fed/ECB kiên nhẫn, những quan điểm hawkish ở những nơi khác và sự phát triển kinh tế vượt bậc. Tôi thích Long GBP, AUD, NOK và kỳ vọng những đồng này sẽ tăng đều cho đến cuộc họp của Fed. Các nhịp giảm cảu AUD/USD xuống 0.7675/00 và NZD/USD xuống 0.7100/50 sẽ gặp hỗ trợ đáng kể. AUD/USD cần bứt phá 0.7800/20 để tiến cao hơn.
CAD – Simon Spearing
Thị trường dường như đang không biết phải làm gì với USD/CAD mặc dù cặp tiền cùng đã đóng cửa thấp hơn một chút trong ngày. Như được đề xuất trong bài bình luận ngày hôm qua, con số CPI của Hoa Kỳ sát dự báo sẽ thúc đẩy các đồng tiền có NHTW hawkish hoạt động tốt hơn và hành động giá đã diễn ra đúng như vậy. Tuy nhiên, tôi thừa nhận rằng các động thái cho đến nay hầu hết đều bị kìm hãm. Thậm chí, mức giảm 10 bps của lợi suất thực Hoa Kỳ cũng không thể gây ra phản ứng mạnh mẽ nào trên thị trường FX, nhưng điều này không thể tiếp diễn mãi mãi và hãy duy trì vị thế Short khi tỷ giá USD/CAD ở dưới 1.2140/50, tìm kiếm một cơ hội khác ở mức 1.2000 là chiến lược hiện tại. Lane đã phát biểu tối qua và như được đề xuất, có rất ít phản ứng trên thị trường, nhưng ông vẫn có vẻ lạc quan về triển vọng kinh tế. Điều thú vị là họ muốn tìm hiểu thêm trong “những tuần tới”, tôi cho rằng là do dữ liệu việc làm sau hai lần không đạt dự báo gần đây. Cũng cần lưu ý về đánh giá lạm phát của họ. BoC kỳ vọng lạm phát sẽ duy trì ở mức khoảng 3% trong mùa hè và giảm bớt sau đó. Điều này rất quan trọng vì chúng ta hiện đã có khung thời gian BoC có thể thiết lập chính sách, dựa trên đánh giá của họ về những cấu phần nào khiến lạm phát chỉ mang tính nhất thời.
JPY – Charlie Cass
Lợi suất thực của Mỹ giảm mạnh hôm qua sau CPI nhưng các cặp chéo XXX/JPY vẫn tăng đáng kể. Nhu cầu USD/JPY trước ngưỡng hỗ trợ mạnh 109.20/35, 109.00/10 dường như đang chiếm ưu thế như là yếu tố chi phối tỷ giá chính trong cặp tiền ở hiện tại. Tôi giữ quan điểm bearish USD do bối cảnh Fed kiên nhẫn so với các NHTW hawkish ở những nơi khác. JPY có vẻ giống với USD hơn so với các đồng tiền beta cao do BoJ dovish vì vậy tôi có thể thấy kịch bản JPY suy yếu nếu USD/JPY vẫn ở trên 109. Tuy nhiên, đó sẽ là một điểm dừng lỗ tuyệt đối với tôi.
CHF – Matthew Pheasant
Một phiên giao dịch rất biến động khi USD cuối cùng lại giảm vào cuối ngày hôm qua, mặc dù không hẳn là bị bán tháo khi lợi suất TPCP Mỹ giảm sâu. Fed có thể tiếp tục nhẫn nại khi chỉ số CPI chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với dự báo, điều này tạo áp lực lên USD và đẩy USD/CHF giảm sâu xuống dưới ngưỡng 0.9000. Việc Short USD so với CHF không phải là chiến thuật tôi ưa thích bởi xét đến chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa của SNB. Trong khi đó, ECB vẫn tiếp tục trên con đường “nới lỏng”, nhưng EUR/CHF lại rơi vào tình trạng “mất phương hướng”, đặc biệt khi giá hiện tại ở dưới vùng 1.0920/30.
JP Morgan