Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 11.11.2020: RBNZ thay đổi quan điểm có phải là hồi chuông cảnh báo cho trader?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Giữ Long EUR/USD nhưng sẽ đanh giá lại nếu 1.1770 bị phá vỡ. Chờ Short USD/CAD quanh 1.31xx.Đứng ngoài với CHF vào lúc này. Xem xét giao dịch JPY trong vùng 105-106.
EUR – Simon Spearing
Tôi tự hỏi tại sao EUR/USD một lần nữa thể hiện không tốt trong phiên hôm qua. Khó mà biết câu trả lời đầy đủ nhất, tuy nhiên tôi vẫn thấy sự tham gia từ quỹ tiền thật khá khiêm tốn (mặc dù họ là những người bán ròng) và dòng tiền fast-money đang chạy theo hành động giá giật 2 chiều. Lợi suất TPCP Mỹ và lo ngại xung quanh số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu có lẽ là lý do chính cho phong độ yếu của đồng Euro. Hành động giá của đồng Euro là đáng lo ngại khi đồng tiền này gần như không chịu tác động từ phong độ ấn tượng của TTCK Âu so với TTCK Mỹ trong hai phiên vừa qua, chưa kể gói kích thích 1.8 nghìn tỷ Euro đang có tiến triển mới. Tuy nhiên chúng tôi giữ vị thế Long chủ đạo khi tỷ giá còn nằm trên 1.1770 (mức đỉnh vào đêm bầu cử Mỹ). Một cú breakout tại mốc này sẽ buộc chúng tôi phải đánh giá lại chiến lược giao dịch. Bà Lagarde sẽ phát biểu tại Diễn đàn ECB hôm nay mặc dù khả năng không có gì đặc biệt.
GBP – Charlie Cass
Một ngày rất tích cực cho đồng bảng Anh hôm qua với EUR/GBP vượt qua nhiều mức hỗ trợ bao gồm MA 200 ngày (0.8925), và sau đó đã dừng lại trước mức hỗ trợ mạnh 0.8860. Dự luật thị trường nội bộ đã bị bác bỏ tại Thượng viện ngày hôm qua và có vẻ như Boris sẽ trì hoãn việc đưa nó qua Hạ viện cho đến cuối tháng – sau hạn cuối đàm phán Brexit theo dự kiến - sau khi có báo cáo rằng Biden đã đưa ra một cảnh báo khác về việc bảo tồn Good Friday Agreement cho Boris với một trong những cuộc gọi đầu tiên mà Biden gọi cho các nhà lãnh đạo thế giới. Rõ ràng là tin tức vắc-xin cũng đang có một số ảnh hưởng đến GBP mặc dù tác động đến thị trường FX nói chung cho đến nay khá rời rạc, do sự tham gia của các quỹ tiền thật vẫn còn ít và không nhất quán. Chúng tôi cho rằng các điều kiện thị trường thanh khoản mỏng và đầy biến động sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian tới và tình trạng này có thể trở nên trầm trọng bởi các diễn biến Brexit. Ba vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết, trong khi đó đang có sự không đồng thuận trong nhận thức về mức độ cấp bách của thỏa thuận, khi Nghị viện châu Âu đang lo lắng về thời gian còn lại để phê chuẩn thỏa thuận, điều này có thể tạo ra một số tin tức tiêu cực trong ngắn hạn. Hỗ trợ trong ngày ở mức 1.3250 với 1.3200/10 bên dưới (0.8860, 0.8810 với EUR/GBP) trong khi 1.3275/85 là vùng kháng cự tạm thời với 1.3320 ở phía trên (0.8925, 0.8945/50 với EUR/GBP).
AUD, NZD, CAD – James Clark
RBNZ gây thất vọng thị trường trong cuộc họp sáng nay, dẫn đến việc siết trạng thái Short NZD trước kỳ vọng lãi suất của New Zealand. Quan chức NHTW này tuyên bố “khả năng vận hành của Ngân hàng đang có sự tiến triển trong việc triển khai FLP và chương trình lãi suất âm”, tuy nhiên không có sự cam kết nào. Trong cuộc họp với báo chí, RBNZ cho rằng “còn quá sớm để nhận định” liệu lãi suất âm có cần thiết hay không. Bước đi này là là thay đổi đáng kể sau thông tin vắc-xin và hiện nay lãi suất vẫn giữ trên 0%. Tôi Long AUD/NZD trước thời điểm cuộc họp, kỳ vọng RBNZ sẽ đem đến thông điệp “dovish”. AUD/NZD đã hướng tới ngưỡng hỗ trợ 1.0595/00 và đà di chuyển này thậm chí có thể tệ hơn nữa nếu xét đến yếu tố thay đổi quan điểm về lại suất. Tôi đã đóng trạng thái khi giá phá xuống dưới mức trên bởi khả năng giảm sâu vẫn còn. Trong bối cảnh TTCK diễn biến khó chịu do lợi suất TPCP Mỹ bật tăng mạnh, có vẻ thị trường cần nhìn thấy quan điểm dovish từ các NHTW để có thể thúc đẩy TTCK tăng điểm, và tôi lo lắng rằng các NHTW khác có thể theo chân RBNZ, bởi đây luôn là cơ quan “dovish” nhất trong nhóm G10 cả năm qua. Tôi vẫn đánh giá thị trường rủi ro tích cực, USD giảm, nhưng cũng cần giảm vị thế xuống cho đến khi nào nhận được thông tin tích cực từ Fed. CAD và MXN là hai đồng tôi ưu tiên giao dịch lúc này và sẽ vẫn giữ quan điểm đó nếu Fed thể hiện góc nhìn “dovish”. Mức 1.3025 có vẻ đã bị phá vỡ, do đó chờ Short lại USD/CAD quanh 1.31.
JPY – Charlie Cass
Đồng JPY vẫn suy yếu do trái phiếu chính phủ toàn cầu đang giảm và trong khi có nhiều biến động ở các thị trường khác kể từ khi có tin tức vắc-xin, lợi suất vẫn tiếp tục đà tăng cao hơn. Dòng vốn mua bán kém ấn tượng vào ngày thứ Hai nhưng các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ vẫn tiếp tục bán ròng JPY, trong khi chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào từ từ các quỹ trong nước tại thời điểm này. Để so sánh, lực bán ròng JPY trong tuần từ các quỹ phòng hộ đã hoàn toàn xóa sạch số vị thế Long trước cuộc bầu cử và chúng ta hiện đang ở mức chưa từng thấy kể từ cuối tháng Sáu. Trái phiếu chính phủ rõ ràng sẽ tiếp tục là yếu tố dẫn dắt chính ở đây, vì vậy điều quan trọng là phải xem, trong tương lai, các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng như thế nào trước đường cong lợi suất đang dốc lên mà chúng ta đang thấy. Chúng tôi đang đứng ngoài và sẽ xem xét giao dịch phạm vi 105/106 trong ngày. 104.95/05 và 104.50 là các mức hỗ trợ trong khi 105.75/80 và 106.10/15 là các mức kháng cự.
CHF – Matthew Pheasant
Những phiên vừa qua thực sự khó khăn đối với vị thế Short USD mặc dù tin tức tích cực xuất hiện trên khắp các mặt báo từ đầu tuần trước đến nay. Mối lo về gói kích thích tài khoá tại Mỹ và đà tăng với lợi suất thực TPCP Mỹ có vẻ đã tạo áp lực lên lực mua tài sản rủi ro, khiến ta khó xác định xu hướng lúc này. Trong khi đó CHF gần như không biến động nhiều từ sau đà giảm bởi tin tức vaccine Pfizer. Tỷ giá USD/CHF đang tiến tới kháng cự mạnh ở 0.9200/10 và đặt dần vị thế Short là chiến lược của chúng tôi.