Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 12.02.2021: Giữ quan điểm Bearish với USD trung hạn, nhưng giao dịch chiến thuật trong phiên
Tùng Trịnh
CEO
Quan điểm của JP Morgan trading desk tại London
EUR (Simon Spearing)
EUR/USD tiếp tục dao động trong phạm vi 30pip, và sẽ khó thoát ra khỏi biên độ này trước kỳ nghỉ cuối tuần. Mặc dù xu hướng chung vẫn đang là Short USD, nhưng tôi ưu tiên thể hiện chiến lược này qua các đồng bạc có hệ số beta thay vì Euro, sau khi trải qua rất nhiều khó khăn với vị thế Long EUR/USD suốt một tháng qua. Tôi thừa nhận rằng tôi cảm thấy hơi lo lắng về triển vọng ngắn hạn. Không phải vì key driver đã thay đổi, nhưng thị trường chứng khoán có vẻ đã thấm mệt, và về mặt kỹ thuật, thiết lập cho vị thế Long hơi đáng lo ngại trong thời điểm này. Nhưng nếu xuất hiện một nhịp giảm điều chỉnh, sẽ có những mốc giá an toàn để gia tăng vị thế Long. Thứ Hai tuần sau vẫn là ngày nghỉ lễ của Mỹ, vậy nên tôi kỳ vọng hôm nay vẫn là một phiên giao dịch không nhiều biến cố. Mặc dù quan điểm trung hạn vẫn không thay đổi, nhưng bối cảnh hiện tại thích hợp với giao dịch chiến thuật 2 chiều, và ưu tiên nhiều hơn cho chiến lược Long. Draghi sẽ thành lập chính phủ trong vài ngày tới, điều này tích cực đối với đồng Euro, nhưng không nhiều tác động. Trong ngày hôm nay, hỗ trợ cần chú ý là 1.2050/70, trong khi kháng cự sẽ là vùng 1.2190/00.
GBP (Charlie Cass)
Đồng Pound có nhịp giảm nhẹ vào sáng nay khi châu Á vẫn đang nghỉ Tết, chủ yếu chịu tác động bởi thông tin giãn cách xã hội sẽ tiếp tục kéo dài đến mùa thu, hoặc thậm chí hết năm nay (tôi không ngạc nhiên về điều này), bên cạnh đó là câu chuyện dai dẳng về Brexit (vấn đề đánh bắt và dịch vụ tài chính). Mặc dù GDP quý IV/2020 của Anh khá tốt nhưnv không tạo nhiều khác biệt cho Sterling. Bức tranh tổng thể vẫn chưa thay đổi, vì thế chúng tôi vẫn bullish với GBP và sẽ gia tăng vị thế nếu tỷ giá quay về vùng 1.3750/60. Mức 1.3800/05 trở thành kháng cự ngắn hạn và xa hơn là 1.3885/85 (EUR/GBP 0.8795/00, 0.8870/80). Ngưỡng 1.3750/60 là hỗ trợ ngắn hạn, và 1.3650 ở phía dưới (EUR/GBP 0.8740, 0.88670/80).
AUD, NZD, CAD (James Clark)
Các đồng high-beta giảm nhẹ sáng nay khi tỷ giá USD/CNH tăng nhé, tuy nhiên AUD lại không chịu tác động gì (Aussie tăng). Bức tranh vĩ mô dần cải thiện và dù rằng TTCK tăng điểm rất chậm chạp trong tuần này, tôi vẫn tin chứng khoán sẽ còn tăng tốt trong các tháng tới, một phần nhờ vàod đồng USD suy yếu. Tuy nhiên thị trường biến động giật 2 chiều vẫn còn đang diễn ra, do đó lựa chọn thời điểm để mở vị thế Short USD sẽ hợp lý hơn là đuổi theo xu hướng. Tỷ giá USD/CAD bật tăng sẽ là cơ hội để Short tại vùng 1.2750/00, và khi AUD/USD giảm sâu về quanh 0.77xx thì nên mở Long. Đối với NZD, tôi tin rằng RBNZ sẽ vẫn tăng quy mô gói QE hơn nữa, nên tôi sẽ chỉ mở Short USD so với AUD, CAD, và GBP vào lúc này.
JPY (Charlie Cass)
Biên độ giao dịch hạn chế trong hôm qua đã che đi sự thật rằng có một khối lượng giao dịch lớn diễn ra, với cầu Bán được "hấp thụ" hết tại mức 104.85, khi chúng tôi ghi nhận lực bán JPY đáng kể từ quỹ tiền thật trong và ngoài nước. USD/JPY vẫn giữ được vùng hỗ trợ, cũng như lợi suất TPKB Mỹ kỳ hạn 10 năm. Dù có cảm giác rằng giá sẽ còn tăng nữa, nhưng nếu vùng 105.xx bị chinh phục, tỷ giá có thể di chuyển rất chậm. Vẫn giao dịch chiến thuật vào lúc này, đặc biệt trong biên độ 104.49-105.60. Vùng 104.40/50 là hỗ trợ gần, với 103.95/05 ở phía dưới. Mức 105.15/20 trở thành kháng cự, và xa hơn tại 105.60/70.
CHF (Matthew Pheasant)
Việc TTCK toàn cầu tăng điểm tạo áp lực lên đồng USD trong tuần này có vẻ đã bị chững lại, bởi thiếu vắng yếu tố tích cực trên khắp thị trường khi khả năng tái mở cửa/phục hồi tăng trưởng kinh tế dần trở nên xa hơn. Chiến thuật Short USD/CHF của chúng tôi vẫn còn lời và vẫn giữ vị thế lõi khi tỷ giá dưới ngưỡng 0.8920. Chúng tôi lo ngại xu hướng giá không giảm thêm đã hình thành từ đầu năm đến nay. Chỉ số CPI tốt hơn dự báo, và dù bức tranh toàn cục vẫn chưa biến đổi mạnh mẽ trong ngắn hạn, thì đây là tín hiệu tái khẳng định xu hướng giảm của lạm phát đã "tạo đáy", và điều này đã hỗ trợ cho đồng CHF.