Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 17.02.2021: Đây chính là cơ hội Sell on rally USD!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Tiếp tục giữ quan điểm ủng hộ Short USD so với các đồng tiền high-beta.
EUR (Simon Spearing)
Trong bình luận hôm qua, tôi đã lưu ý về lợi suất TPCP Mỹ và khuyến nghị rằng nếu đà tăng không tiếp diễn thì tôi sẽ không quá lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu cho thấy niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng dễ hiểu nếu đồng USD mạnh lên trong phiên hôm qua. Mặc dù các đồng thuộc các nước mới nổi yếu đi tuy nhiên các đồng G10 và thị trường chứng khoán đều không bị ảnh hưởng nhiều trước khi bắt đầu thay đổi vào phiên New York. Tỷ giá EUR/USD có thể sẽ có lực mua hỗ trợ bởi nhu cầu kỷ lục với trái phiếu của Italy, lần đầu kể từ khi ông Draghi lên nắm quyền. Tôi đã lưu ý về tác động của lợi suất tăng với thị trường chứng khoán và mặc dù đà tăng hôm qua hơi đáng lo ngại tuy nhiên tình hình đã nằm trong tầm kiểm soát và điều này không làm gián đoạn sự phục hồi mà ta biết đang tiến đến cũng như Fed rõ ràng không muốn hủy bỏ chương trình hỗ trợ, điều có thể được nhắc đến trong biên bản cuộc họp hôm nay. Chỉ số DXY có một phiên quay đầu quan trọng hôm qua, mở đường cho đồng dollar tiếp tục tăng giá, do đó tôi sẽ không loại trừ khả năng đồng Bạc Xanh mạnh lên hôm nay. Chiến lược chính của tôi là Short USD với các đồng High-beta. Với EUR/USD, hỗ trợ nằm ở 1.2050/70 và kháng cự ở 1.2120/30.
AUD, NZD, CAD (James Clark)
Lợi suất thực và lợi suất danh nghĩa tăng cuối cùng đã áp đảo các vị thế short USD ngày hôm qua và để lại cho chúng ta một câu hỏi hóc búa đầy thú vị trên thị trường FX sáng nay. Chắc chắn sẽ có một thời điểm mà tại đó lợi suất Mỹ tăng cao sẽ thách thức sự tích cực của thị trường chứng khoán và câu chuyện short USD một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cổ phiếu vẫn chưa chịu nhiều ảnh hưởng và Fed đã giữ giọng điệu đủ dovish để duy trì đà tăng, điều này sẽ hạn chế mức tăng của lợi suất trong dài hạn. Ngoài ra, lợi suất 10 năm đang tăng đáng kể trong nhóm G10, mà tôi có cảm giác sẽ khiến giữ các nhịp biến động ở một mức độ nhất định. AUD là trường hợp đặc biệt, vốn đang giao dịch rất tốt vì thị trường đang trông đợi một mùa chia cổ tức khổng lồ từ các nhà xuất khẩu hàng hóa, một số công ty thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với dự kiến, điều này sẽ tạo ra nhu cầu đối với bất kỳ đà giảm nào của AUD. Tôi tiếp tục thích short USD thông qua các đồng tiền hàng hóa/beta cao như GBP, CAD, AUD và RUB và đã mở thêm vị thế khi USD tăng ngày hôm qua.
GBP (Charlie Cass)
Sự biến động mạnh mẽ trên thị trường TPCP Mỹ đã gây ra một số lo lắng đối với những người bán USD ngày hôm qua và đồng Bảng Anh cũng không phải là ngoại lệ khi GBP điều chỉnh trở lại vùng chờ mua 1.3850/60 của chúng tôi, mặc dù một nhịp tăng mạnh sau đó đã lấy lại phần lớn đà giảm, có khả năng do tình trạng thanh khoản. Không có gì thay đổi trong quan điểm chủ đạo ở đây, giữ các vị thế cốt lõi Long GBP (chủ yếu là so với USD), nhưng chúng tôi cũng lưu ý rằng hiện tại tín hiệu quá mua trên chỉ báo RSI đang xuất hiện ở một số cặp chéo bao gồm EUR/GBP và GBP/JPY. Việc các chi nhánh của chúng tôi vẫn chưa thực sự mang lại cho chúng tôi nhiều niềm tin về một nhịp tăng khác sắp xảy ra vì có rất ít dấu hiệu mua sau đợt bán tháo của tuần trước. Nhìn chung, thị trường có thể sẽ biến động giật hai chiều kể từ đây trong tuần này, đặc biệt là khi thị trường trái phiếu tiếp tục biến động. Nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm chủ đạo của chúng tôi và xem xét tăng vị thế ở mức 1.3800/50. 1.3950/55 là mức kháng cự ngắn hạn trước 1.4000 (0.8740, 0.8795/00 với EUR/GBP) trong khi 1.3850/60 là hỗ trợ đầu tiên với 1.3800/10 bên dưới (0.8670/80, 0.8590/00 với EUR/GBP).
JPY (James Clark)
Câu chuyện tương tự đối với đồng JPY khi lợi suất danh nghĩa và thực tăng cao hơn thách thức bất kỳ người mua JPY nào còn sót lại, nhưng nhiều khả năng sẽ kéo theo cho những người tham gia thị trường tiếp tục tài trợ cho vị thế ở các đồng tiền beta cao bằng JPY. Tôi thích chiến lược đó vì lợi suất TP kỳ hạn 10 năm đã tăng đáng kể ở nhiều nơi trong 2 tuần qua, không chỉ ở Mỹ. Long AUD/JPY là hợp lý nhất trước một mùa chia cổ tức lớn ở Úc. USD/JPY đã gây ra một số thiệt hại về mặt kỹ thuật ngày hôm qua sau khi bứt phá dứt khoát vùng 105.50/106.00, cũng là MA 200 ngày. Ở hiện tại, tôi cho rằng 108 là một mục tiêu hợp lý.
CHF (Matthew Pheasant)
Đà tăng không ngừng của lợi suất TPCP Hoa Kỳ đang bắt đầu dấy lên những nghi ngờ về reflation trade và nhịp phục hồi gần đây của tài sản rủi ro khiến thị trường FX không chắc chắn về xu hướng tiếp theo khi CHF suy yếu so với cả Dollar và Euro. Ngay bây giờ tôi cho rằng việc đứng ngoài với các vị thế long CHF là hợp lý do lợi suất thấp của đồng tiền này và nếu lợi suất Mỹ tiếp tục tăng, nó sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ có lúc những động thái này trở nên mờ nhạt nhưng hiện tại tốt nhất bạn nên đứng ngoài cho đến khi thị trường lắng xuống.