Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 19.07.2021: Quá nhiều áp lực bủa vây các đồng high-beta!
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – James Clark
Các tin tức về COVID có vẻ đang trở nên ngày một tiêu cực vào cuối tuần rồi, hoặc cũng có thể đến bây giờ mọi người mới thức tỉnh về độ nguy hiểm. Có nhiều báo cáo về số ca nhập viện tăng cao tại Vương quốc Anh và dù chưa đến mức độ như làn sóng dịch thứ nhất và hai, nhưng nếu số ca nhiễm tại đây đạt tới 100k ca, hay thậm chí 200k ca/ngày thì cho dù tỷ lệ nhập viên giảm, con số thực tế vẫn đủ để tạo ra cản trở cho ý tưởng dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. Vấn đề này diễn ra ngay đúng thời điểm đầy thử thách cho câu chuyển tăng trưởng khi các chỉ số PMI tạo đỉnh và xu hướng tăng của giá dầu chịu áp lực trước những thông tin tiêu cực cuối tuần rồi. Điều gây khó hiểu cho các đồng tiền, đặc biệt là các đồng high-beta, đó là bất chấp những thử thách hiện nay, nhiều NHTW vẫn tiếp tục lựa chọn con đường ‘hawkish’. ECB sẽ là tâm điểm tuần nay khi họp vào thứ Năm và tôi sẽ chẳng bất ngờ nếu hoạt động giao dịch trở nên trầm lắng trong vài ngày tới (trước khi cuộc họp diễn ra). Tôi cảm giác kết quả từ cuộc họp ECB sẽ khiến EUR tăng từ mức hiện tại. Sau thời điểm đánh giá chiến thuật cho thấy ECB thậm chí đang cách xa khỏi những mục tiêu của họ, Lagarde đã nâng tầm buổi họp thứ Năm tới, cho thấy đây là một kỳ họp quan trọng. Trên thực tế chúng ta đều muốn nhận được “định hướng thị trường” (forward guidance) và trọng tâm sẽ là những thay đổi ECB sẽ thực hiện để hướng tới môi trường đủ điều kiện để tăng lãi suất. Các nhà phân tích kinh tế của chúng tôi dự báo xác suất ECB chuyển từ “lạm phát đang còn cách xa 2%” thành “đang rất gần mức 2%” là rất thấp, và khi kỳ vọng đang dâng cao như hiện nay thì việc phát biểu như vậy sẽ tạo ra tâm lý thất vọng. Ngoài ra, có một câu chuyện vào cuối tuần trước, đó là chính sách lãi suất âm sẽ là là một phần được thảo luận trong kỳ họp này, một rủi ro ngoài lề nhưng hẳn sẽ tạo sóng gió vào thứ Năm tới. Tôi lựa chọn Long EUR trên các cặp chéo trước thềm cuộc họp. Ngoài ra, chúng ta sẽ đón nhận chỉ số PMI vào thứ Sáu và kết quả của những cuộc thảo luận về chính sách tài khóa của Mỹ.
GBP – Charlie Cass
Sự hawkish của Ramsden và Saunders (một người thường được biết đến với thái độ ‘dovish’) vào tuần trước đã tạo thử thách cho cuộc họp tháng Tám tới trong bối cảnh COVID ngày càng xấu đi, trong khi chiến lược mạo hiện của Thủ tướng Johnson tiếp tục nhận nhiều chỉ trích từ giới khoa học khi nước Anh gần đến “ngày tự do” vào hôm nay. Chúng ta buộc phải lựa chọn cách tiếp cận phòng thủ đối với các thị trường vào thời điểm này vì tình hình đang khá xấu không chỉ ở Anh mà còn ở các nơi khác, dù sự tham gia của thị trường vẫn còn thấp giai đoạn gần đây. Tôi không chắc việc thị trường ít tham gia có thể duy trì hay không nếu cổ phiếu bắt đầu sụt giảm mạnh hơn nữa. Tôi vẫn thích ý tưởng Buy on dip GBP trước cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng Tám nhưng dựa vào luồng tin tức hiện tại, tôi không mấy hứng thú với các mức giá này. Tuần này hầu như không có tin tức gì đáng chú ý ngoại trừ chỉ số PMI vào thứ 6 trong khi ông Haskel (người ít ôn hòa hơn) sẽ phát biểu lúc 17:00 giờ Việt Nam hôm nay và Broadbent (trung lập) phát biểu vào thứ Năm. 1.3730/40 là mức hỗ trợ đầu tiên với 1.3650/70 ở bên dưới (0.8505/10, 0.8470 với EUR/GBP) trong khi 1.3790/00 là kháng cự với 1.3900/10 ở trên (0.8605/15. 0.8670 với EUR/GBP).
AUD, NZD – James Clark
Cuối tuần qua xuất hiện rất nhiều tin xấu về COVID tại Úc khi tình trạng phong tỏa bị mở rộng ở một số bang và trở nên nghiêm ngặt hơn ở những bang khác. Báo chí địa phương đồn đoán rằng nó có thể đảo ngược con đường ‘taper’ đã được đưa ra trong cuộc họp gần nhất của RBA và dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Chín. AUD/USD đã phá vỡ xuống dưới biên độ 0.74 - 0.76 mà tôi khuyến nghị giao dịch chiến thuật khi các đồng tiền hàng hóa đều bị ảnh hưởng bởi động thái của dầu vào cuối tuần qua. Trong khi tôi không cho rằng giá dầu sẽ có tác động mạnh mẽ nào, tôi cũng không muốn cứng đầu duy trì vị thế Long do lo ngại về tăng trưởng thời điểm này. Ở bên kia biển Tasman trong vài tuần qua, chúng ta có một NHTW ‘hawkish’ hơn, có những người trong chúng tôi dự báo lãi suất sẽ tăng tới 0.75 điểm phần trăm bắt đầu từ tháng Mười Một tới và thậm chí một số ngân hàng địa phương dự báo tăng lãi suất diễn ra ngay trong tháng Tám. Tôi lại không nghĩ rằng RBNZ đang nói với chúng ta họ sắp bắt đầu một chu kỳ thắt chặt khi họ nói rằng họ có thể loại bỏ kích thích “ngay lập tức” và thị trường có thể sẽ phải thất vọng trong cuộc họp tháng Tám. Trong khi cuộc họp của RBNZ diễn ra sau khi phong tỏa bắt đầu tại Úc, dựa trên việc chúng kéo dài hơn và căng thẳng hơn kỳ vọng ban đầu nhiều, chúng ta cũng cần cẩn trọng với tác động của phong tỏa lên quyết định của RBNZ. Hiện tại, NZD đã suy yếu rất nhiều nên sẽ rất khó để Short nó vào lúc này. Tôi sẽ giao dịch linh hoạt xung quanh thời điểm các bài phát biểu của NHTW hoặc chờ đợi cuộc họp tiếp theo.
CAD – Simon Spearing
Vào cuối tuần trước tôi đã gợi ý Short USD/CAD khi tỷ giá tịnh tiến lên vùng kháng cự 1.2600/50, được hỗ trợ bởi thực tế là chỉ báo RSI đang tiến vào vùng quá mua, nhưng với tình hình giá dầu và tâm lý thị trường nhìn chung đang là risk-off diễn ra ngay vào đầu tuần mới, chúng ta đã chứng kiến USD/CAD tăng mạnh vượt khỏi 1.2660 (mức đỉnh tháng Tư trước khi BoC quyết định taper), và đã kéo theo hàng loạt vị thế dừng lỗ. Dù tin tức OPEC+ đang tạo sức ép lên giá dầu, đây chỉ mới là thỏa thuận ban đầu và sự gia tăng sản lượng vẫn sẽ chưa diễn ra cho đến tháng Năm 2022. Thị trường dầu mỏ vẫn sẽ ghi nhận nhu cầu cao ít nhất cho đến cuối năm nay, đây lẽ ra là tin tích cực, nhưng thông báo tăng sản lượng lại là điều thị trường cần như một cái cớ để chốt lời trên diện rộng. Việc phá vỡ lên trên 1.2660, nếu chúng ta đóng cửa nến ngày phía tren đường trung bình 200 ngày là 1.2630, thì về mặt kỹ thuật sẽ mở ra xu hướng tăng cao hơn trong các phiên tiếp theo.
JPY – Charlie Cass
Tỷ giá USD/JPY vẫn còn chịu áp lực và chưa có gì đáng kể từ góc độ kỹ thuật khi thị trường cuối cùng bắt đầu trở nên lo ngại bởi báo cáo tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiện một sự thoái lui đáng kể ở lợi suất và tôi muốn sớm thấy nó lan sang USD/JPY. Tin tức về COVID dường như đã trở nên tồi tệ hơn khi số người nhập viện đang gia tăng ở Anh, điều này thách thức ý tưởng rằng chúng ta đã trải qua những ngày tồi tệ nhất. Về dòng tiền, chúng tôi đã ghi nhận một số lực bán USD/JPY từ các quỹ tiền thật trong nước gần đây và một số quỹ phòng hộ cũng vậy, nhưng vị thế JPY trên thị trường quốc tế vẫn khá gọn gàng trong giai đoạn này. Tôi muốn thấy giá giảm về dưới 109.50 vào đầu tuần này để có thể dời stoploss xuống vùng 110.30/40.
CHF – Matthew Pheasant
Tin tức cuối tuần tiêu cực xung quanh sự gia tăng các trường hợp COVID đã khiến tâm lý rủi ro xấu đi, đưa đồng Dollar lên cao hơn và USD/CHF lên mức 0.92. Thị trường tiếp tục giao dịch với niềm tin thấp và cũng tiếp tục phớt lờ bất kỳ bình luận ‘hawkish’ nào gần đây từ các NHTW và sự phân kỳ chính sách giữa các quốc gia, trong đó đồng Bảng Anh giảm giá bất chấp những nhận xét có phần ‘hawkish’ gần đây. Do đó, chúng tôi đóng các vị thế GBP/CHF sau khi nó không thể duy trì phía trên 1.27 và mặc dù giữ quan điểm short CHF, nhưng chúng tôi vẫn đứng ngoài khi thị trường tiếp tục giao dịch mà không có bất kỳ định hướng rõ ràng nào
JP Morgan Trading Desk