Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 20.11.2020: Trung thành với Short USD nhưng hãy kiên nhẫn chờ Sell on rally
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Canh Buy on dip với EUR/USD và NZD/USD trong khi chờ Sell on rally với USD/JPY và USD/CHF.
EUR (Simon Spearing)
Đồng tiền chung di chuyển khá nặng nề trong hầu hết phiên giao dịch hôm qua, trước khi thị trường chứng khoán hồi phục sau khi xuất hiện tin tức về việc Schumer và McConnell sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán kích thích tài khóa, gây áp lực lên USD. Sự bật lên khỏi mức đáy ngày hôm qua thật đáng khích lệ cho vị thế long EUR và chúng tôi bước vào phiên sáng nay với tâm trạng háo hức chờ đợi tỷ giá phá qua 1.1910/30. Nhưng hành động giá này đã lặp lại nhiều lần trước đây, do đó tôi chỉ giữ lại một số vị thế Long chính và sẽ xem xét gia tăng thêm tại 1.18 hoặc khi cặp tiền phá vỡ vùng kháng cự nói trên. Thị trường tiếp tục vật lộn với cuộc tranh luận không hồi kết và thông báo ngày hôm qua của Bộ trưởng Tài chính Mnuchin rằng Fed cần kết thúc chương trình cho vay Khẩn cấp cũng không giúp được gì. FED tất nhiên không hài lòng, nhưng các biện pháp kích thích này có thể được thiết lập lại, nếu như cần thiết và dù gì thì thị trường cũng cho rằng việc này sẽ xảy ra tại một thời điểm nào đó. Động thái này cũng có thể làm gia tăng hoạt động đầu cơ khi cuộc họp của FED sẽ diễn ra vào tháng tới. Hãy giữ lại các vị thế short USD chủ đạo và tìm kiếm cơ hội gia tăng thêm vị thế.
AUD, NZD, CAD (James Clark)
Thị trường đang thiếu định hướng trong vài tuần vừa qua, thế cục đảo chiều từ tin tức vắc-xin tích cực qua những lo ngại quanh số ca lây nhiễm Covid-19 gia tăng. Tôi vẫn cho rằng chuyển động tiếp theo của thị trường sẽ là tài sản rủi ro tăng và đồng USD giảm, yếu tố dẫn đến điều này là việc Fed nới dài thời gian triển khai chương trình nới lỏng tiền tệ của mình trong cuộc họp tháng 12 sắp tới và hạ lợi suất Kho bạc Mỹ kỳ hạn dài. Khó để cảm thấy hào hứng trước lợi suất thấp của các đồng high beta lúc này (như AUD và NZD) cho đến khi nào TTCK thực sự sôi động trở lại, điều mà tôi nghĩ có thể là câu chuyện của năm sau. Vào lúc này tôi ưu tiên Short USD so với các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng lợi suất cao. Tôi ưa thích sử dụng Loonie trong trung hạn trước tiềm năng về gói kích thích tài khoá của Mỹ và ít các bất ổn chính trị hơn từ phía “người hàng xóm”. Vùng 0.7220-0.7340 là biên độ phù hợp để giao dịch linh động đối với AUD/USD, tuy nhiên NZD/USD thì ít rõ ràng hơn bởi kiwi được hưởng lợi khi các vị thế Long AUD/NZD đã bị dừng lỗ. Dù vậy, chờ đợi Buy on dips NZD/USD tại 0.68. Đồ thị của USD/CAD khá mơ hồ nhưng biên độ giao dịch vẫn trong khoảng 1.30-1.32.
GBP (Charlie Cass)
Không có gì đáng chú ý ngoại trừ việc các cuộc đàm phán đang bị hoãn lại khi thành viên trong đoàn đàm phán của EU dương tính với Covid-19, điều này không ảnh hưởng quá nhiều bởi chúng ta đang tiến rất gần đến một thoả thuận. Thật vậy, có nguồn tin cho rằng một thoả thuận sẽ được đưa ra vào thứ Hai tuần sau nếu các vấn đề lớn được hai bên nhượng bộ. Quan điểm của chúng tôi không thay đổi với vị thế Long GBP tại mức giá này bởi kết quả của cuộc đàm phán Brexit đã được dự đoán trước, mặc dù thời điểm vẫn chưa rõ ràng. Dữ liệu doanh số bán lẻ tích cực hơn dự báo, mặc dù vậy thị trường chỉ phản ứng nhẹ. Chúng tôi vẫn đứng ngoài với GBP; 1.3240/50 là hỗ trợ trong ngày và 1.3195/00 ở phía dưới (0.8915, 0.8860 với EUR/GBP) trong khi kháng cự cứng nằm ở 1.3320 và phía trên là vùng 1.3400/10 (0.8995/00, 0.9055/60 với EUR/GBP).
JPY (Charlie Cass)
Thị trường tài sản rủi ro tiếp tục chưa có xu hướng rõ ràng với việc ông McConnell khả năng sẽ thảo luận về gói kích thích trong khi Kho bạc Mỹ đã không cho Fed giữ lại phần quỹ cho vay chưa sử dụng vào cuối năm. Phiên hôm qua chứng kiến đà tăng lên 104 của USD/JPY, tuy nhiên tỷ giá đã không thể tiếp tục tăng khi dòng tiền ròng trong ngày cho thấy nhu cầu đồng Yen từ quỹ phòng hộ, đồng thời tiếp tục ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng bức tranh vị thế đã rõ ràng hơn nhiều. Giá trái phiếu tiếp tục tăng khiến USD/JPY dễ dàng giảm xuống 103 mặc dù đồng Yen đã tăng chậm lại trong phiên Tokyo với việc Gotobi và một số quỹ nhỏ mua vào (dòng tiền ròng trong tuần với các quỹ này vẫn là mua vào đồng Yen) trước khi Nhật nghỉ lễ vào thứ 2. Chúng tôi tiếp tục Short USD/JPY ở đây, 103.70/75 là hỗ trợ gần nhất, 103.00/20 là kháng cự cứng với trong khi 104.20/25 là kháng cự ngắn hạn và 104.80/85 ở phía trên.
CHF (Matthew Pheasant)
DXY đã kẹt trong phạm vi 92.20/80 cả tuần này và là một minh chứng cho sự thiếu xu hướng rõ ràng trên thị trường, do chúng ta vẫn bị mắc kẹt giữa số các ca nhiễm Covid-19 gia tăng và tình trạng phong tỏa cục bộ so với sự tích cực xung quanh vắc-xin. Tôi vẫn khuyến nghị duy trì giao dịch một cách chiến thuật và chờ Short USD ở mức hợp lý, với ngưỡng kháng cự USD/CHF xuất hiện ở mức 0.9135/40, tiếp theo là 0.92 và hỗ trợ ở mức 0.9050 cùng với 0.9000.