Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 22.02.2021: Lợi suất TPCP tiếp tục là nỗi ám ảnh với Trader
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Chúng tôi vẫn ưu tiên Long GBP, AUD, và CAD so với một USD suy yếu, tuy nhiên khi tỷ giá GBP/USD đang tạm thời ở trong vùng quá mua, không cần vội vàng mở vị thế mới tại lúc này.
EUR – Simon Spearing
Nhìn chung, số liệu PMI hôm thứ 6 là khả quan cho đồng tiền chung châu Âu, và nhờ đó EUR/USD đã tăng lên 1.21445 trước khi đón nhận lực bán đáng kể. Xu hướng di chuyển của lợi suất thực và lợi suất danh nghĩa cho đến nay ít có ảnh hưởng đến các đồng G10 và sự thật rằng đây là hiện tượng toàn cầu chính là 1 phần lý do, tuy nhiên đối với những cặp tiền thị trường mới nổi, vốn nhạy cảm với lợi suất, thì lại không như thế. Trong khi TTCK vẫn duy trì ổn định, sự “đứt gãy” vẫn còn tồn tại. Như tôi đề cập trước đây, lợi suất đang tăng vì những lý do “chính đáng”, dù vậy mức tăng là một điều lo ngại và do đó điều hiển nhiên là động thái chốt lời diễn ra khá nhiều. Câu hỏi đặt ra là khi nào mức tăng của lợi suất sẽ thực sự tác động đến TTCK? Trong ngắn hạn, tôi không rõ, nhưng tỷ suất cổ tức trung bình của chỉ số S&P nhiều khả năng giảm về 1.5% trong tháng này, và nếu lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức tương tự, thì xu hướng TINA (“there is no alternative” – nói về chuyển dịch dòng vốn từ trái phiếu sang cổ phiếu) sẽ bớt hấp dẫn. Dù vậy hiện tại tôi không kỳ vọng sẽ có một làn sóng tháo chạy trên diện rộng khỏi TTCK, bởi chúng ta chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi toàn cầu và điều này hẳn sẽ hỗ trợ cho TTCK. Do vậy, tỷ giá EUR/USD sẽ hướng về đâu? Tôi cho rằng sẽ di chuyển trong biên độ rộng. Chúng tôi vẫn ưu tiên Long EUR bởi tin rằng USD suy yếu khi kinh tế toàn cầu lấy lại đà phục hồi, nhưng trong môi trường biến động hai chiều nên tôi chỉ giữ trạng thái Long lõi.
GBP – Charlie Cass
Chương trình vắc-xin vừa củng cố thêm một chút niềm tin nhờ mục tiêu mới tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành ở Vương quốc Anh vào cuối tháng 7, trong khi đó tuyên bố hôm nay của Boris có thể sẽ không để lại nhiều ấn tượng vì ông không làm gì nhiều hơn ngoài việc thông báo mở cửa trở lại các trường học và nhấn mạnh chính sách tập trung vào “dữ liệu dịch bệnh chứ không quan tâm thời điểm” trong tương lai. Sterling tiếp tục giao dịch rất tốt vào cuối tuần trước, sức mạnh của đồng GBP khiến một số người băn khoăn không hiểu, chúng tôi đã lưu ý rằng một số quỹ tiền thật mua GBP mạnh vào thứ Năm (một diễn biến đáng chú ý) mặc dù điều này đã bị đảo ngược đột ngột vào thứ Sáu bởi chính những quỹ này với quy mô tốt tương tự. Đà bán tháo trên thị trường trái phiếu vẫn tiếp tục chiếm tâm điểm thời điểm hiện tại, nhưng sức mạnh của đà bán ra đang giữ USD ổn định trên hầu hết các đồng trong nhóm G10. Có vẻ như những người có vị thế short USD không phải lo sợ nhiều về chênh lệch lợi suất nhưng một lực mua USD mạnh ngược chu kỳ sẽ là câu chuyện khác. Hiện tại lợi suất đang tăng vì những lý do chính đáng nhưng tốc độ và sự dịch chuyển của lợi suất thực tế có thể bắt đầu gây lo ngại cho thị trường chứng khoán, điều vốn có thể gây ra một số bất đồng trong G10. GBP/USD nói riêng hiện đang nằm trong vùng quá mua (cùng với đó là GBP/JPY và GBP/EUR) dựa trên RSI và đã bắt đầu quay trở lại vùng trung lập vào sáng nay (tín hiệu đảo chiều về trung bình vững chắc) và sau khi tạo mức đỉnh mới đêm qua, bức tranh kỹ thuật sẽ khá tiêu cực trong trong ngắn hạn, tỷ giá có lẽ sẽ đóng cửa dưới 1.3950 vào hôm nay. Sau khi đã gia tăng giá trị các vị thế long GBP lên cấp số nhân vào cuối tuần trước, chúng tôi thấy mình không cần phải vội vàng bổ sung vào thời điểm này, giữ các vị thế mua vào chủ đạo nhưng tìm cách giao dịch chiến lược ngày hôm nay. 1.4050 là ngưỡng kháng cự gần nhất, tiếp theo là 1.4110/20 (0.8670/80, 0.8740 với EUR/GBP) trong khi 1.3950/55 là hỗ trợ với 1.3900/05 bên dưới (0.8635/40, 0.8590/00 với EUR/GBP). Bài phát biểu của Johnson dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 22:30 giờ Việt Nam.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Nếu câu chuyện vĩ mô có tạo ra áp lực cho các đồng high-beta thì thứ 6 tuần rồi chúng ta lại chẳng nhìn thấy điều đó, khi tỷ giá AUD/USD đột ngột tăng mạnh xuyên qua đỉnh cũ và tiến sát tới ngưỡng 0.79. Tôi vẫn cho rằng lợi suất toàn cầu tăng cao sẽ là câu chuyện đối với thị trường phát triển và mới nổi, tạo áp lực lên trái phiếu thị trường mới nổi cũng như vị thế các đồng tiền, nhưng lại hỗ trợ cho đà tăng của các đồng G10 (các cặp chéo XXX/JPY sẽ tăng cao hơn). Thị trường tiền tệ thị trường mới nổi có thể gặp khó khăn trong phiên London bởi đồng BRL có thể mở cửa giảm điểm. Nhưng câu chuyện của G10 không thay đổi, như tôi ghi nhận lợi suất TPCP Úc đã tăng trong sáng nay, và việc USD bật tăng so với các đồng G10 có thể là tín hiệu cho việc mở vị thế Short trong hôm nay. Vùng 0.7800/30 và 1.27 là những nơi có thể phù hợp để mở Short USD trong cặp tỷ giá AUD/USD và USD/CAD. Tôi không tự tin vào NZD, cuộc họp của RBNZ sẽ diễn ra vào sáng thứ 4 tới đây. Tôi sẽ đề cập vấn đề này nhiều hơn trong ngày mai, nhưng thị trường đã sẵn sàng tâm thế về một thất vọng đối với cuộc họp này.
JPY – James Clark
Lợi suất tiếp tục tăng (thực và danh nghĩa) đã khiến USD/JPY trở lại trên MA 200 vào chiều nay và chúng tôi đã ghi nhận lực bán JPY trong sáng nay từ các quỹ tiền thật của Nhật Bản. Mặc dù nó hiện đang trở thành một chủ đề phổ biến hơn nhiều – chuyển Short USD sang Short JPY và CHF - sức mạnh của đà tăng lợi suất là không thể bị coi thường và tôi nghĩ JPY có thể tiếp tục giảm từ đây, đặc biệt nếu các quỹ trong nước tham gia nhiều hơn vào xu hướng bán ra JPY. Chúng tôi đã Long USD/JPY đầu giờ chiều nay, kỳ vọng sự bứt phá qua 106.20 trong tuần. Những yếu tốt có thể hỗ trợ đà tăng sẽ là dòng vốn cuối tháng “value date” vào thứ Tư và dòng vốn tái cân bằng danh mục vào thứ Sáu, và phát biểu của Powell cũng cần được theo dõi vào ngày mai để xem liệu ông ấy sẽ có bình luận gì về lợi suất tăng gần đây. Kháng cự 106.20 tiếp theo với 106.90/00 ở trên, trong khi 105.20 là hỗ trợ với 104.40 bên dưới.
CHF – Matthew Pheasant
Đồng Franc tiếp tục giảm khi lợi suất TPCP MỸ tăng mạnh và nỗi lo sợ gia tăng quanh tác động của lợi suất TPCP lên TTCK, cũng như bức tranh “reflation trade” toàn cầu. Tôi không bất ngờ khi CHF chịu áp lực bởi đây là đồng tiền của quốc gia lãi suất thấp, và do đó tỷ giá USD/CHF vẫn nằm tại kháng cự 0.9000, còn EUR/CHF di chuyển lên 1.09. Tôi cho rằng điều nên làm lúc này là đứng ngoài đối với Franc cho đến khi nào câu chuyện về lợi suất hạ nhiệt.