Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 23.06.2021: Powell trấn an nhưng liệu có đủ để thị trường lấy lại niềm tin?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Powell và những quan chức Fed khác đã cố gắng làm dịu thị trường hậu kỳ họp FOMC tuần trước, và điều này khiến USD bị bán trên diện rộng. Tuy nhiên Dollar so với các đồng lợi suất thấp thì vẫn ở mức cao hơn so với mức của tuần trước, và đây là lý do khiến tôi vẫn tập trung cho chiến lược Long USD Với tôi, dù họ nỗ lực thể hiện sự kiên nhẫn, biểu đồ dot-plot đang vẽ ra câu chuyện rất khác so với cách đây đúng một tuần, thời điểm mà chẳng ai kỳ vọng điều gì sẽ diễn ra, và do đó để mọi thứ quay trở lại vùng giá trước thời điểm họp FOMC là hơi khó. Rõ ràng Fed đang tự tin về sức mạnh nền kinh tế và câu chuyện tăng trưởng vẫn còn đó, ngoài ra các NHTW khác cũng đang chuyển hướng ‘hawkish’, do đó theo tôi hẳn sẽ có sự phân hóa diễn ra trên thị trường ngoại hối. Tôi tiếp tục giữ Long USD so với EUR, CHF, và JPY, thêm vào đó là tôi cũng Long GBP và CAD.
Tâm điểm hôm nay là chỉ số PMI sơ bộ, kỳ vọng tiếp tục tích cực cùng với đà tăng trưởng toàn cầu. EUR đã vượt qua mức kháng cự đầu tiên vào sang nay, và ngưỡng kế tiếp sẽ quanh 1.2000, cũng là nơi đường trung bình 200 ngày (MA200) đang hiện diện. Phá được qua khỏi đây thì chúng ta sẽ quay về biên độ giá cũ và trong ngắn hạn sẽ khiến cho ảnh hưởng hậu FOMC kết thúc.
GBP – Charlie Cass
Sterling tiếp tục tăng trước khi dữ liệu PMI công bố hôm nay và BoE họp vào ngày mai. Chúng tôi đã có một vài thông tin vào phiên Á sang nay, trong đó các quan chức của Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đang ngày càng lạc quan rằng bất đồng bùng phát giữa hai bên sắp kết thúc. Trong khi đó, Ủy ban Chính sách Tiền tệ lại phát đi thông điệp cực kỳ ‘hawkish’ khi bỏ phiếu kín đề xuất cắt giảm quy mô QE, và một số ít các thành viên thậm chí yêu cầu tăng lãi suất vào cuối năm nay. Rõ ràng cuộc họp ngày mai sẽ không gay gắt đến thế, nhưng sau cuộc họp Fed thì rất nhiều kỳ vọng đang diễn ra xoay quanh cuộc họp của BoE, chúng tôi sẽ nói rõ hơn vào ngày mai. Hôm nay số liệu PMI sơ bộ của châu Âu và Vương quốc Anh sẽ được công bố. Chúng tôi vẫn giữ Long USD bất chấp hành động giá khá thách thức trong ngắn hạn, nhưng chủ yếu là Long USD so với các đồng lợi suất thấp. Đồng Sterling vẫn đang rất tích cực trước thầm BoE nhưng đang có đôi chút lo ngại rằng chúng ta có thể đón nhận thất vọng vào ngày mai. Ngưỡng kháng cự của GBP/USD là 1.3960/70 và 1.4010/20 (EUR/GBP: 0.8600/05, 0.8625/30). Mức hỗ trợ là tại 1.3850/60 và 1.3770/80 (EUR/GBP: 0.8535/45, 0.8470).
AUD, NZD – Matthew Pheasant
Một ngày khá tốt với AUD và các đồng tiền beta cao vào hôm qua khi Powell thành công dập tắt một số lo ngại về việc quá ‘hawkish’ trong phiên điều trần trước Hạ viện. Như đã thảo luận ngày hôm qua, tôi đang tự hỏi liệu sự phục hồi mạnh mẽ của chứng khoán và đồng NOK hôm thứ Hai có phải là một chỉ báo cho thấy chúng ta đang vượt qua giai đoạn hoảng loạn sau sự thay đổi lập trường của Fed hay không. Đối với thị trường FX, những câu chuyện chính có lẽ là Long các đồng có ngân hàng trung ương có thể bình thường hóa lãi suất sớm hơn Fed (GBP, NZD, NOK, CAD) so với các đồng tiền cấp vốn (JPY, EUR, CHF). Tôi sẽ chọn AUD vào rổ các đồng tiền để Long như đã thảo luận ngày hôm qua. Đặc biệt, tôi rất thích hành động trên AUD/JPY chéo và nghĩ rằng điều đó có thể tiếp tục diễn ra trong phần còn lại của tuần, một vị thế đã từng rất phổ biến trên thị trường và đã bị dừng lỗ phần lớn.
CAD – Simon Spearing
Một nhịp giảm khá mạnh của USD/CAD khi mọi thứ phục hồi sau cuộc họp của Fed. Cục dự trữ liên bang Mỹ đang tiến tới bình thường hóa chính sách, và điều đó sẽ mang lại cho BOC sự tự tin để tiếp tục với chương trình giảm dần QE của họ. Điều này cùng với việc dầu tăng giá đáng kể sẽ giúp củng cố đà tăng mạnh mẽ của đồng CAD (nếu không có yếu tố bất ngờ khác xảy ra) sau khi cặp tiền chạm một số kháng cự mạnh vào tuần trước. Do đà giảm đã đi khá xa và mạnh, tôi kỳ vọng sẽ có một giai đoạn đi ngang xung quanh các mức giá này, một số hỗ trợ tốt trên biểu đồ nằm tại 1.2260-80, vì vậy hãy tìm cách “sell on rallies” nếu chúng ta thấy tỷ giá tăng lên 1.24.
JPY – Charlie Cass
USD/JPY đang giao dịch khá chắc chắn dù USD đang suy yếu ở những nơi khác và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã xuống thấp hơn một chút. Cuối cùng, chúng ta vẫn bị hạn chế ở vùng 110.xx trong khi các cặp khác đã có những biến động đáng kể, nhưng hành động giá có vẻ khá mạnh khi chúng ta tiếp cận mức 110.80/95 rất quan trọng. Long XXX/JPY là vị thế phổ biến trên thị trường, vì vậy bạn phải nghĩ rằng sẽ có một lượng FOMO đáng kể trong cộng đồng vĩ mô ở hiện tại nếu cặp tiền này có thể bứt phá lên trên mốc 111, dù đường cong lợi suất có phẳng dần. Do gần đến mức quan trọng như vậy, tôi không nghĩ nên mua ngay tại đây, mà hãy chờ buy on dip ở 110.50 hoặc sau khi bứt phá lên trên 111. AUD/JPY đã bứt phá trở lại lên trên pivot 83.40/50 và và có thể sẽ là vị thế Long XXX/JPY mà tôi lựa chọn trước cuộc họp RBA tháng 7, nơi chúng ta có thể kỳ vọng một kết quả hawkish (không mở rộng chương trình kiểm soát đường cong lợi suất với trái phiếu 11/2024).
CHF – Matthew Pheasant
Hôm qua Powell đã xoa dịu các thị trường khiến đồng Dollar suy yếu trong đêm qua. Fed rõ ràng đang cố gắng trấn an thị trường, nhưng riêng sự thay đổi của dot-plot với 2 lần tăng lãi suất vào năm 2023 là đủ để khiến Dollar tiếp tục mạnh lên so với những đồng tiền lợi suất thấp. Vị thế Long USD/CHF hoạt động khá tốt, phục hồi sau đà bán tháo đồng Dollar đêm qua và chúng tôi tiếp tục giữ vị thế này cũng với kỳ vọng bứt phá 0.9200/20.
JP Morgan Trading Desk