Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 23.07.2021: PMI hôm nay liệu có khiến các đồng tiền chao đảo?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – James Clark
Các nhà kinh tế học về khu vực châu Âu của chúng tôi đã có một tít báo rất hay để tổng kết về cuộc họp ECB, đó là “Dovish trên mặt giấy tờ, thực tiễn vẫn còn mông lung”. ECB đã lựa chọn con đường ‘dovish’ hơn về góc nhìn lạm phát trong định hướng chính sách để đạt mức 2%, nhưng lại không nói rõ kế hoạch của họ để đạt được. Bà Lagarde đã bỏ qua cơ hội để làm rõ hơn ý của mình trong cuộc họp báo sau đó, vẫn giữ những lời nói cũ. Nhà kinh tế học của chúng tôi hôm nay đã nhận định rằng thị trường hợp đồng hoán đổi của châu Âu (swaps market) không phản ánh vào giá việc khu vực này có thể đạt được mức lạm phát thích hợp trong vòng thập kỷ tới. Dự báo lạm phát công bố vào tháng Chín tới kỳ vọng sẽ sáng sủa hơn, và chúng ta sẽ nhìn nhận thêm về vấn đề QE vào cuộc họp tháng Chín và/hoặc Mười Hai, và đó sẽ là những trọng điểm cho những ai dõi theo quyết định của ECB. Hôm nay dữ liệu PMI châu Âu được công bố và chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng từ số ca nhiễm COVID gia tăng lên lục địa già. Nếu số liệu PMI hôm nay không tạo ra bất ngờ hoặc thấp hơn dự báo, đồng EUR sẽ là đồng gặp thử thách nhất trong nhóm các đồng G10.
GBP – Charlie Cass
Sterling vẫn giữ được sự tích cực vào ngày hôm qua bất chấp một số bình luận ‘dovish’ hơn từ Broadbent, số ca nhiễm bệnh tiếp tục cho thấy dấu hiệu ổn định đáng khích lệ, trong khi thiết lập kỹ thuật ngắn hạn vẫn tích cực. Thật vậy, chúng tôi đã chứng kiến nhu cầu từ các quỹ phòng hộ ngày thứ hai liên tiếp sau 6 phiên bán ra trong khi các quỹ tiền thật cũng mua vào, mặc dù quy mô nhỏ hơn. Doanh số bán lẻ giảm nhẹ vào sáng nay nhưng không thể khuấy động thị trường vì thị trường tập trung nhiều hơn vào dữ liệu Flash PMl chiều nay - rõ ràng là chúng ta đã chứng kiến rất nhiều con số ấn tượng cho đến lúc này, vì vậy một số lớn hơn nữa sẽ khiến sự tâm lý ưa rủi ro phục hồi (và cả lợi suất). Tôi cũng muốn chào tạm biệt vì tôi chuẩn bị đi du lịch trong vòng 2 tuần. Hy vọng rằng tâm lý ưa rủi ro vẫn sẽ được duy trì, vị thế của chúng tôi sẽ đem lại lợi nhuận và tôi quay trở lại làm việc trong một môi trường hoàn toàn khác hoặc là tôi có thể “gỡ” lại mức lỗ gần đây. Chúc may mắn.
AUD, NZD – James Clark
Lại một ngày thảnh thơi đối với các đồng high-beta trong hôm qua mặc dù đà tăng lợi suất hạ nhiệt. Đáng chú ý là các quỹ phòng hộ và quỹ tiền thật lại là người bán USD vào ngày hôm qua và sự phấn khích rằng USD sẽ tăng lên của tôi khi các quỹ tiền thật mua đuổi USD tại đỉnh vào thứ Ba đã chững lại. Tuy nhiên, câu chuyện tăng trưởng không thay đổi đối với tôi, số ca nhiễm COVID sẽ tăng cao hơn ở cả Anh và quan trọng hơn là ở Mỹ, nơi chỉ có khoảng 50% dân số được tiêm chủng. Liệu điều đó có dẫn đến một lần phong tỏa khác hay không thì tôi cũng không nghĩ là quan trọng, vì khi niềm tin bị tổn hại, giảm chi tiêu và đi lại sẽ đủ để kìm hãm bức tranh tăng trưởng tăng trưởng và nhất là khi mức định giá của thị trường chứng khoán đang rất cao. PMI sẽ là yếu tố tác động chính trong ngày hôm nay. Tôi đang chờ đợi “sell on rallies” AUD/USD và NZD/USD và short USD/JPY.
CAD – Simon Spearing
Sau khi rơi 2.2% kể từ mức đỉnh thiết lập vào thứ Hai, tỷ giá USD/CAD đã tích lũy trong hành động giá gần đây, dù rằng biên độ này lên đến 64 pips. Doanh số bán lẻ sẽ công bố tối nay và khi vẫn còn nhiều biến động, số liệu PMI tại những khu vực khác cũng là yếu tố dẫn dắt đối với tài sản rủi ro trong hôm nay, và do đó cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên những đồng high-beta như CAD. Tôi sẽ cố gắng linh hoạt với tâm lý thị trường, cùng lúc đó là giao dịch tại vùng biên của USD/CAD là từ 1.2420/40 đến 1.2650/60.
JPY – James Clark
Ngày hôm qua trầm lắng đối với USD/JPY khi tâm điểm là đồng Euro và ECB. Không chắc rằng thị trường sẽ có thể tập trung vào đồng JPY ngày hôm nay vì tâm điểm sẽ là PMI của Châu Âu, sau đó là Vương quốc Anh. Dữ liệu của Hoa Kỳ cũng sẽ rất thú vị, đặc biệt là quan sát tác động đối với diễn biến của làn sóng COVID tiếp theo không thể tránh khỏi, nhưng ở giai đoạn này, nó mới chỉ ở mức sơ khai nên tôi không nghĩ các chỉ số PMI của Hoa Kỳ ngày hôm nay sẽ được chú ý nhiều. USD/JPY tiếp tục giữ vững mức kháng cự phía trên là 110.40/50 và sự phục hồi của lợi suất TPCP Mỹ đã nguội bớt phần nào. Tôi vẫn bearish với tài sản rủi ro và tiếp tục giữ vị thế Long JPY.
CHF – Matthew Pheasant
Đồng CHF hiện đang được giao dịch trong một phạm vi hẹp trong tuần này, trôi theo tâm lý thị trường rộng hơn. ECB ngày hôm qua chưa làm sáng tỏ nhiều về sự thay đổi chính sách gần đây của họ, và vì vậy, bây giờ chúng ta xem xét các chỉ số PMI của ngày hôm nay để hiểu tác động đối với sự lây lan của biến thể Delta.
JP Morgan Trading Desk