Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 24.02.2021: USD tiếp tục giảm sau bài phát biểu của Powell đêm qua.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Dù rằng phiên điều trần hôm qua của ông Powell không có quá nhiều điểm cần lưu ý, nhưng quan điểm Short USD của chúng tôi vẫn được duy trì. Tuy nhiên, đánh giá sai về hành động RBNZ khiến chúng tôi phải trả giá.
EUR – Simon Spearing
Phiên điều trần của ông Powell trước quốc hội không có gì quá nổi bật, khi bài phát biểu đã soạn sẵn từ trước, và một lần nữa nhấn mạnh việc Fed còn cách rất xa trên quá trình “cải thiện đáng kể” mục tiêu lạm phát và việc làm. Ông cũng không nhắc đến thắc mắc mà cả thị trường chờ đợi được giải đáp, đó là: Công cụ nào sẽ được triển khai nếu lợi suất TPCP tiếp tục tăng mạnh? Tuy nhiên, rất có thể câu hỏi trên sẽ được thảo luận thẳng thắn trong buổi tối nay bởi Hạ viện. Thị trường vẫn lo ngại về đà tăng của lợi suất gần đây, nhưng miễn là các kỳ hạn ngắn vẫn giữ vững và TTCK không rơi, thì quan điểm Short USD trên GBP, AUD, và CAD (và trên EUR với mức độ ít hơn) vẫn là chiến thuật của tôi. Hôm nay là cận cuối tháng, nhu cầu mua USD của doanh nghiệp Mỹ tăng, do đó nếu USD tăng sẽ là lúc để gia tăng vị thế Short USD hiện tại.
GBP – Matthew Pheasant
Đà tăng mạnh của Cable trong sáng nay có vẻ là bởi động thái cắt lỗ trong giai đoạnh thanh khoản mỏng phiên Á, đẩy cặp GBP/USD lên đỉnh 1.4240 và đẩy EUR/GBP xuống đáy 0.8540. Đà tăng gần đây của đồng Sterling rất vững vàng tuy nhiên chi nhánh của chúng tôi không ghi nhận dòng tiền lớn đủ để giải thích cho hành động giá sáng nay, và trên thực tế việc doanh nghiệp bán GBP còn mạnh hơn. Điều này cho thấy quỹ tiền thật chưa mở vị thế hedging đủ, một yếu tố góp phần vào nhu cầu mua GBP, cũng như dòng tiền từ quỹ nhỏ lẻ có lẽ đã tham gia vào cuộc chơi. Thêm vào đó, dường như GBP/USD thường được mua vào trong phiên Á, có vẻ là đang có nhu cầu gì đó diễn ra với chi nhánh của chúng tôi tại Tokyo. Từ lúc BoE bác bỏ khả năng xảy ra lãi suất âm, thị trường thậm chí đồn đoán rằng BoE có thể tăng lãi suất dựa trên tiến trình triển khai vaccine thành công và cú huých lên tăng trưởng kinh tế điều này có thể đem lại, do đó khiến đồng Pound thêm tăng giá. Khó để đi ngược xu hướng ở thời điểm hiện tại và chúng tôi vẫn giữ lượng vị thế Long Cable lớn. Hiện tại đồng tiền này đã vượt qua 1.4150 và sẽ hướng đến kháng cự 1.4340/70 trong khi hỗ trợ quan trọng ở cặp chéo EUR/GBP là 0.8500.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Các đồng high-beta có màn thể hiện ấn tượng trong hôm qua khi không bị bán tháo quá nhiều mặc dù TTCK “rực lửa”, điều này thể hiện vị thế đang tồn tại trên thị trường, hoặc cho thấy sự thiếu liên kết (giữa high-beta FX và TTCK). Chúng ta đang ở vùng giá lý tưởng của các đồng high-beta khi lợi suất các quốc gia đang tăng cùng chiều với Mỹ, là yếu tố hỗ trợ cho các cặp chéo XXX/JPY và nếu lợi suất ổn định ở quanh ngưỡng hiện tại (hoặc thậm chí là giảm) thì TTCK sẽ đón nhận cú huých đáng kể. Xét đến điểm này, việc TTCK bị bán tháo bởi lợi suất tăng cao hơn là thách thức duy nhất cho đà tăng của các đồng high-beta, và cách mà TTCK bật tăng trở lại trong hôm qua trước cả khi Powell phát biểu là một điều đáng chú ý. Tôi vẫn lạc quan với các tài sản rủi ro. Hôm nay là ngày giao dịch cận cuối tháng, thường đi kèm nhu cầu mua USD. Đồng bạc xanh tăng là cơ hội để mở vị thế Short so với GBP, CAD, và AUD. Sáng nay, RBNZ có phần “hawkish” hơn tôi dự tính bởi tất cả những gì diễn ra chỉ là lời nói, không hề có hành động. Họ đề cập rằng về mặt vận hành việc triển khai lãi suất âm có thể diễn ran gay khi cần. Nhưng họ lại không nhắc gì đến biểu đồ theo dõi OCR (official cash rate) để cho thấy rằng cơ quan này vẫn giữ nguyên lãi suất, và điều này khiến thị trường mua thêm Kiwi, vốn là xu hướng ưa thích của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Tôi đã nhanh chóng cắt lỗ trạng thái Short NZD vào hôm qua bởi thất vọng mà RBNZ đem lại và tạm thời trung lập với đồng này.
JPY – James Clark
USD/JPY vẫn biến động hai chiều quanh mức 105, và có lúc ghi nhận đà bán tháo trên cặp tỷ giá này tương ứng với cú giảm trên thị trường cổ phiếu vào ngày hôm qua, một mối tương quan mà chúng tôi lâu rồi mới chứng kiến. Powell rõ ràng không quá lo lắng về sự gia tăng lợi suất trái phiếu như ECB, mặc dù nhắc lại những rủi ro có thể xảy ra và thời gian để nền kinh tế phục hồi vẫn còn dài. Tôi vẫn rất tích cực về phục hồi tăng trưởng và do đó cổ phiếu và lợi suất sẽ tăng. Những điều này đưa tôi đến quan điểm short JPY, chiến lược mà chúng tôi đã cố gắng giữ trong tuần qua và thậm chí lâu hơn, nhưng điều này gặp thách thức khi tỷ giá USD/JPY xuyên thủng đường MA 200 ngày sau bình luận của bà Lagarde. Chúng tôi đã gia tăng thêm vị thế vào đêm qua trước khi thời điểm cuối tháng đến (thường chứng kiến đà mua USD từ các tập đoàn Hoa Kỳ); trong đó dự kiến sẽ có một lượng nhỏ dòng tiền chảy ra liên quan đến MSCI và khả năng tái cơ cấu danh mục đầu tư khỏi cổ phiếu Nhật Bản do kết quả tốt hơn của nó trong tháng này.
CHF – Matthew Pheasant
Đồng Franc giảm giá mạnh trong vài phiên vừa qua đẩy EUR/CHF lên mốc 1.10. Rõ ràng có nhiều sự thắc mắc về xu hướng gần đây của CHF và vì sao đồng này là suy yếu đến thế, tuy nhiên bức tranh dòng tiền không có dấu hiệu nào đáng ngờ ngoại trừ lực bán của quỹ phòng hộ. Với việc thị trường “bullish” với CHF từ đầu năm tới nay, đây có thể là một động thái “siết” vị thế Long. Thêm vào đó, câu chuyện Reflation trade tại châu Âu và lợi suất TPCP các nước tiếp tục tăng sẽ khiến đồng Franc giảm trở lại. Điều này được thể hiện rất rõ bởi đà tăng tới 5% của cặp chéo GBP/CHF trong cả tháng 2. Ở thời điểm hiện tại chúng tôi đứng ngoài với CHF. Đà tăng phá qua 1.1050/60 ở EUR/CHF có thể đưa tỷ giá hướng tới kháng cự 1.12, trong khi USD/CHF đang nằm trên vùng hỗ trợ tại 0.9040 và kháng cự 0.92.