Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 24.03.2021: USD tăng mạnh trước loạt yếu tố tiêu cực của thị trường
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Simon Spearing
Những độc giả theo dõi thường xuyên sẽ biết rằng tôi đã ủng hộ vị thế short EUR/USD và quan điểm này đã có được động lượng ngày hôm qua, khi sự bùng phát số ca nhiễm Covid ở châu Âu dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cùng với lợi suất Mỹ, thị trường cổ phiếu và dầu giảm đã khiến đồng tiền chung chịu áp lực. Phải thừa nhận rằng USD là động lực dẫn dắt chính lúc này và các chi nhánh của chúng tôi đã chứng kiến nhu cầu mua USD trên diện rộng khi tỷ giá phá vỡ đường MA200 ngày tại mức 1.1865, đây là yếu tố bearish về mặt kỹ thuật. Thị trường rõ ràng đang chứng kiến sự điều chỉnh của các tài sản rủi ro và mặc dù tôi coi những động thái này là đợt điều chỉnh lành mạnh, xu hướng ngắn hạn vẫn là giảm và có thể còn nhiều biến động khác sắp xảy ra. Với khả năng thời điểm cuối tháng/quý sẽ chứng kiến nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, short EUR/USD vẫn là chiến lược hiện tại. PMI châu Âu là trọng tâm chiều nay và nếu chúng dữ liệu yếu đi, cũng như sự lo ngại về tăng trưởng tăng lên, sẽ khiến tỷ giá EUR/USD giảm thêm một bước nữa. Tìm cách mở thêm vị thế short khi tỷ giá tiến tới 1.1865/75 trong ngày.
GBP – Charlie Cass
GBP nới rộng đà giảm trong hôm qua so với USD khi đồng bạc xanh là yếu tố chính khiến Cable rơi mạnh xuyên qua vùng hỗ trợ quan trọng 1.3750/60. Tin tức về làn sóng lây nhiễm thứ 3/chương trình vaccine tiếp tục tạo tâm lý lên thị trường và điều này phản ánh qua giọng điệu chán nản trong thông báo đêm qua của ông Whitty về kỷ niệm phong tỏa tròn 1 năm. Tuy nhiên dòng tiền giao dịch từ chi nhánh chúng tôi vẫn khá tích cực với lực mua từ phía doanh nghiệp trong hôm qua và sáng nay, cũng như cầu mua USD từ quỹ tiền thật, trong khi cũng chính đơn vị này là bên bán GBP cho chúng tôi. CPI thấp hơn dự báo và sẽ không thể hỗ trợ Pound, dù rằng số liệu PMI sẽ công bố tiếp theo đây. Vẫn giữ Short Cable lúc này. Ngưỡng hỗ trợ kế tiếp là tại 1.3600/20 và 1.3510/20 (EUR/GBP: 0.8600, 0.8535/40). Kháng cự ngắn hạn hiện ở ngưỡng 1.3700/05 và 1.3750/60 (EUR/GBP: 0.8630/40, 0.8675/80).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Tôi đã từng nhận định rằng bản thân không thấy có yếu tố cụ thể nào có thể xoay chuyển cục diện lợi suất Mỹ, tuy nhiên sự quan tâm hiện nay đang tập trung vào chương trình tiêm vaccine tại Châu Âu và đánh giá lại thời điểm mà thế giới có thể thiết lập tình trạng đi lại thoải mái. Một luận điểm tiêu cực, dựa trên lo lắng về tăng trưởng toàn cầu, có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn bởi chúng ta đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi thần tốc và thị trường tiêu dùng Mỹ tràn ngập tiền mặt. Chúng ta đang chuẩn bị bước vào cuối tháng và cuối quý, thời điểm doanh nghiệp Mỹ sẽ mua USD và lấn át xu hướng dòng tiền thị trường (điều có vẻ đang diễn ra). Việc này là yếu tố bất lợi cho các đồng high-beta khi vị thế vẫn còn khá nhiều, cụ thể là tỷ giá RUB/NZD và CAD/NZD đang gặp áp lực, hoặc thậm chí là động thái thoát vị thế cặp chéo XXX/JPY trong vài tuần tới (cần phải thấy USD/JPY về dưới 108 để kích hoạt điều này). Tôi đã từng “cầm đèn chạy trước ô tô” với quan điểm Long XXX/JPY nhưng hôm qua đã chuyển sang Long USD so với các đồng high-beta, và hiện tại là Long USD so với EUR, GBP, CAD, NZD. Mục tiêu cho USD/CAD là tại 1.2700/50 và cho NZD/USD là 0.68xx.
JPY – James Clark
Các cặp chéo JPY vẫn không rõ xu hướng khi tâm lý thị trường tiếp tục xấu đi cùng với lợi suất đang tiếp tục cho thấy các dấu hiệu rằng nó đã tạo đỉnh (ít nhất là trong ngắn hạn). USD/JPY không biến động mạnh bất chấp đồng USD mạnh lên và và các chi nhánh của chúng tôi đã chứng kiến nhu cầu USD mạnh mẽ từ các doanh nghiệp và các quỹ tiền thật, mặc dù không phải thông qua JPY. Và trên thực tế, các quỹ tiền thật đã chuyển sang mua JPY trong vài phiên gần đây. Có vẻ như các ngân hàng trong nước đã bán ra USD/JPY trong đêm qua. Nói chung, JPY khó có thể tăng so với USD trong môi trường này, nhưng chúng tôi hiện đã thấy tín hiệu Short ưa thích trên RSI, vì vậy tôi giữ Short và kỳ vọng giá giảm qua 108 trong các phiên tới. Chúng tôi cũng vẫn giữ Short EUR/JPY như đã đề cập trước đó trong tuần và cảm thấy được khuyến khích khi cặp này vượt qua vùng 128.80/00. 128.20/25 là hỗ trợ tiếp theo ở cặp chéo EUR/JPY. Dữ liệu Flash PMI hôm nay sẽ thu hút sự tập trung của thị trường - các mức quan trọng ở USD/JPY vẫn giữ nguyên: hỗ trợ 108.30/35 với 108.00/10 bên dưới, trong khi 109.35/45 vẫn là ngưỡng kháng cự với 109.90/00 ở phía trên.
CHF – Matthew Pheasant
Sự lo ngại về đợt bùng phát trở lại của Covid, lệnh phong tỏa khắp châu Âu, ảnh hưởng của dịch bệnh đến tăng trưởng, và những gói kích thích khổng lồ mà nước Mỹ đang đưa ra khiến đồng USD tăng giá mạnh so với nhóm G7 phiên hôm qua. Tỷ giá USD/CHF đã phá qua mốc 0.93 và hướng tới mức đỉnh đầu năm tại 0.9375. Tin tức quan trọng chiều nay sẽ là số liệu PMI châu Âu, một số liệu tích cực hơn dự báo sẽ khiến đồng Bạc Xanh điều chỉnh giảm. Mặc dù vậy, trừ khi có sự thay đổi lớn về giọng điệu từ Fed (đêm qua ông Powell đã bác bỏ những lo ngại về lạm phát), những đồng lợi suất thấp như CHF sẽ tiếp tục chịu áp lực, do đó chúng tôi vẫn giữ vị thế Long chủ đạo USD/CHF.
JP Morgan