Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 26.03.2021: Nhu cầu nắm giữ USD tăng mạnh trước thời điểm cuối tháng.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Simon Spearing
Đồng tiền chung tiếp tục đà giảm gần đây, khi chúng ta lần nữa ghi nhận nhu cầu mua USD tăng mạnh từ phía doanh nghiệp Mỹ và quỹ tiền thật. Khi nào câu chuyện này còn tiếp diễn thì khó bỏ qua được, và điều này tương đồng với quan điểm EUR giảm của chúng tôi, nhờ vào câu chuyện tăng trưởng vượt trội của Mỹ và sự khác biệt về lợi suất, ít nhất là lúc này. Chúng tôi vẫn giữ Short, chờ đợi mở thêm vị thế nếu EUR/USD tăng lên đến dưới ngưỡng 1.1860, ngay tại đường MA200. Chỉ số PCE của Mỹ sẽ là dữ liệu đáng chú ý vào tối nay.
GBP – Charlie Cass
Sterling có màn thể hiện rất ấn tượng trong phiên hôm qua khi cặp chéo EUR/GBP giảm mạnh về đáy biên độ 0.8540/0.8640. Không rõ điều gì đã thúc đẩy sự biến động này, tuy nhiên yếu tố mùa vụ với đồng Pound có thể là nguyên nhân khi chúng tôi cũng ghi nhận lực mua của quỹ phòng hộ vào hôm qua bên cạnh giọng điệu nhẹ nhàng hơn đến từ các quan chức EU trong "cuộc chiến vaccine" giữa hai bên. Tỷ giá GBP/USD đã quay trở lại phía trên điểm xoay 1.3750/60 và hiện chúng tôi trung lập với cặp tiền này, số liệu doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến đôi chút tuy nhiên không có gì đáng chú ý bên cạnh bài phát biểu của Saunders và Tenreyo. Hỗ trợ ngắn hạn ở 1.3750 và dưới đó là 1.3670/75 (0.8535/40, 0.8420/30 với EUR/GBP) trong khi ngưỡng kháng cự là 1.3800/10 và 1.3890/95 (0.8630/40, 0.8675/80 với EUR/GBP)
AUD, NZD, CAD – James Clark
Câu chuyện hiện nay vẫn là nhu cầu mua USD đáng kể trước thời điểm cuối tháng/cuối quý, có vẻ như khối doanh nghiệp chưa mua đủ USD và quỹ tiền thật vẫn bền bỉ tích trữ thêm đồng bạc xanh. Trên thực tế, quy mô lần này của quỹ tiền thật khá khiêm tốn, do đó có lẽ đây chỉ là dòng tiền nhỏ chứ không hẳn tạo ra làn sóng. Khó để đi đến kết luận về vị thế Long USD, ít nhất là cho đến hết tuần sau. Sau thời điểm đó, chúng tôi cần thấy câu chuyện tăng trưởng của châu Âu ảnh hưởng thế nào đến lợi suất, và cố gắng phân tách tác động khi lợi suất tăng hoặc giảm lên xu hướng của USD. Tôi có linh cảm rằng chúng ta sẽ quay lại với cặp chéo JPY so với các đồng high-beta, và tỷ giá EUR/USD không tích cực. Những vùng hỗ trợ tốt cho USD là: 1.2550 đối với USD/CAD, 0.7630/50 với AUD/USD, và 0.70xx đối với NZD/USD. Chú ý ngưỡng 0.7565 của AUD/USD. Vùng 1.2700/50 và 0.68xx lần lượt là mục tiêu cho các vị thế Short USD/CAD và NZD/USD.
JPY – James Clark
Tôi đã viết hồi đầu tuần rằng tôi không lo lắng về việc bán tháo đồng JPY vào thờd cuố năm tài khóa của Nhật Bản, tôi đã nói quá sớm - chúng tôi nậ thấy một lượng cung JPY từ các quỹ nội địa khá lớn vào ngày hôm qua và nhiều hơn thế nữa vào đêm qua. Có phải điều này, cùng với sức mạnh gần đây của DXY (các chi nhánh của chúng tôi đã chứng kiến các doanh nghiệp mua mạnh trong tuần này), và lợi suất đã hoàn thành quá trình tạo đáy đã đẩy USD/JPY lên mức cao mới trong chu kỳ? Liệu đây có phải thời điểm để mở vị thế Long? Tôi vẫn chưa chắc chắn vì chúng tôi có một tín hiệu mạnh mẽ cho việc mua JPY khi dòng tiền tái cân bằng vào tuần tới. Tôi sẽ giữ quan điểm trung lập vào lúc này, mức kháng cự quan trọng tiếp theo là 109.90/00 trong khi 109.00/05 biến sẽ là hỗ trợ ngắn hạn với 108.30/35 bên dưới.
CHF – Matthew Pheasant
Không có gì bất ngờ từ SNB hôm qua đúng như kỳ vọng của chúng tôi, khi họ nhắc đến việc đồng Franc vẫn được định giá cao quá mức mặc dù giọng điệu với khả năng can thiệp vào thị trường FX thì nhẹ nhàng hơn đôi chút. Đồng Franc do đó không biến động mạnh và chúng tôi tiếp tục giữ vị thế Long chủ đạo USD/CHF trong bối cảnh cặp tiền đang tạo đỉnh mới từ đầu năm đến nay. Tôi tin rằng các đồng lợi suất thấp sẽ tiếp tục chịu áp lực khi triển vọng tăng trưởng của Mỹ tích cực và lợi suất TPCP Mỹ tăng. Vùng hỗ trợ của USD/CHF nằm ở đỉnh cũ 0.9375 và ngưỡng kháng cự là 0.9440/50.
JP Morgan