Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 27.05.2021: Short AUD/NZD vẫn là vị thế chúng tôi lựa chọn lúc này
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Luận điểm tỷ giá USD/CNH dẫn dắt đồng USD giảm sâu trên diện rộng đã nhanh chóng biến mất. Đồng CNH trong rổ đo lường chỉ số DXY đang ở mức cao nhất kể từ 2017. Như tôi đã đề cập hôm qua, thị trường có vẻ ngó lơ những nhận định của NHTW vào thứ Ba vừa rồi, nhưng những đồn đoán đã dần tăng nhiệt trở lại vào hôm qua từ phía những quan chức ECB theo trường phát ‘dovish’, cụ thể có Panetta thể hiện rất rõ ràng sự không hài lòng với xu hướng di chuyển gần đây của thị trường. Đi kèm với nhu cầu USD nhìn chung tăng lên khi cuối tháng đến gần, điều này đủ để khiến EUR chịu áp lực, khiến những người mua EUR lúc tỷ giá phá vỡ 1.2240/50 thất vọng. Vào lúc này, tôi giữ quan điểm kiên nhẫn, sự kéo-đẩy giữa những quan chức của Fed và ECB đang khiến EUR trở nên khó đọc vị ở vùng này trong thời gian tới, và với những sự kiện quan trọng chuẩn bị diễn ra trong hai tuần đầu tháng Sáu, tôi hy vọng mọi thứ sẽ rõ ràng hơn khi khoảng thời gian đó qua đi để mở ra xu hướng cho các tháng mùa hè kế tiếp.
GBP – Matthew Pheasant
Các thị trường dường như đang thả lỏng hơn trước thời điểm cuối tháng với đồng USD đặc biệt mạnh lên bất chấp xu hướng gần đây của tỷ giá USD/CNH và lợi suất TPCP Mỹ, tuy nhiên công bằng mà nói, đà tăng của lợi suất TPCP Anh và Đức lớn hơn của Mỹ nhiều. Niềm tin của chúng tôi về câu chuyện trung hạn hiện vẫn còn thấp khi phải đợi đến tháng Sáu khi các sự kiện quan trọng diễn ra. Sự tập trung sẽ dồn nhiều hơn vào dòng tiền tái cân bằng trong vài phiên tới do thanh khoản sẽ giảm dần vào cuối tuần Nghỉ lễ Ngân hàng. Ông Vlieghe sẽ phát biểu vào lúc 18:00 chiều nay (giờ Việt Nam) nhưng ngoài ra thì không có yếu tố tác động lớn nào từ Vương quốc Anh trong ngày hôm nay. Hãy duy trì quan điểm giao dịch chiến thuật với đồng bảng Anh, chờ cơ hội trong biên độ 1.40/1.42 nếu sự biến động tăng lên trong các phiên tới. Hỗ trợ tiếp theo ở mức 1.4070/80 với 1.4000/10 bên dưới (0.8580/90, 0.8535/45 với EUR/GBP) trong khi mức kháng cự ngắn hạn là 1.4125/30 với 1.4200/10 ở trên (0.8715/20, 0.8795 với EUR/GBP).
AUD, NZD – James Clark
Sự thay đổi giọng điệu sang ‘hawkish’ của RBNZ đã được Thống đốc Orr củng cố trong sáng nay, mở ra cánh cửa tăng lãi suất vào năm tới nếu nền kinh tế tiến triển như mong đợi. Không có nhiều điều để phấn khích đối với AUD vì RBA đang cố gắng hết sức để tỏ ra là NHTW dovish nhất trong G-10, và thậm chí có khả năng sẽ mở rộng quy mô QE tại cuộc họp tiếp theo của họ, và AUD đã không biến động nhiều như cổ phiếu và hàng hóa trong thời gian gần đây. Lần cuối cùng nền kinh tế đạt mức tăng trưởng lương 3% (được trích dẫn như là yêu cầu để thắt chặt chính sách của RBA) là vào năm 2014 trong đợt bùng nổ khai thác cuối cùng, nhưng ở giai đoạn này, giá quặng sắt cao hơn đã không dẫn đến các dự án mới và đầu tư CAPEX từ các công ty khai thác, một điều mà chúng ta cần theo dõi. Ngoài ra, Victoria đã trở lại tình trạng phong tỏa do số ca nhiễm gia tăng ở Melbourne. Tất cả điều này cho thấy AUD/NZD sẽ tiếp tục suy yếu. Chúng tôi vẫn giữ Short, đã thêm vị thế trong ngày hôm qua và cũng đã thêm Long NZD/USD. Việc bứt phá trên 0.7300/15 là cần thiết nới rộng đà tăng của Kiwi.
CAD – Simon Spearing
Chúng tôi đã đúng khi chốt lời Short USD/CAD trước khi cặp tiền này tăng lên trên 1.2100 ngày hôm qua. Mối quan tâm chính là vị thế thị trường, các chỉ báo kỹ thuật quá bán, chênh lệch lợi suất thu hẹp một chút gần đây và sau đó là sự thay đổi giọng điệu sang ‘hawkish’ từ RBNZ. Tất cả điều này là đủ để thấy CAD có khả năng suy yếu. Nhưng tôi xem động thái này là một sự điều chỉnh và không phải là đảo ngược hoàn toàn câu chuyện. Chờ sell on rally USD/CAD ở 1.2200/50.
JPY – Charlie Cass
USD/JPY cuối cùng cũng đã thoát ra khỏi vùng giá 108.xx, nhưng đây không phải điều đáng ngạc nhiên khi có bài báo của Bloomberg nêu rõ sự so sánh rằng chúng ta phải ngược dòng thời gian quay về 1975 thì mới tìm thấy một tháng giao dịch mà trong đó USD/JPY đi trong biên hẹp hơn tháng Năm của 2021. Khi mà chúng ta vẫn còn ở lưng chừng của biên độ giá đó, vẫn còn khả năng để phá vỡ biên độ này và có vẻ USD/JPY hôm nay sẽ tăng lên nhờ vào dòng tiền thoát khỏi các nền kinh tế MSCI. Bức tranh trung hạn của lợi suất TPCP Mỹ vẫn rất tích cực khi xét đến sự bùng nổ của tăng trưởng và lạm phát, và USD/JPY vẫn trụ vững dù lợi suất có lúc giảm mạnh. Tôi nghi ngờ những người tham gia thị trường đang đau đớn mở lại vị thế Short JPY và cảm giác này càng tăng lên khi USD/JPY càng ở lâu phía trên múc 109. Tôi đã mở Long USD/JPY khi giá phá lên trên 109, và có niềm tin vào vị thế này trong hôm nay.
CHF – Matthew Pheasant
Một nhịp giảm của EUR/CHF do đồng Euro yếu hơn sau khi lợi suất TPCP Đức tiếp tục trượt dốc. Chúng ta hiện đang ở gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.0920/30, nơi một sự phá vỡ xuống dưới sẽ khiến chúng tôi đánh giá lại quan điểm long EUR/CHF, vốn đang không được ủng hộ bởi hành động giá và sự trượt dốc của lợi suất. Dòng tiền tái cân bằng sẽ được chú trọng trong ngày hôm nay mặc dù nó có ít ảnh hưởng đến CHF, tuy nhiên, mức biến động có thể tăng lên do thanh khoản mỏng trong dịp nghỉ lễ cuối tuần
JP Morgan