Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 01.12.2020: Tháng 12 luôn là một tháng tích cực đối với đồng Euro
Tùng Trịnh
CEO
Quan điểm của JP Morgan trading desk tại New York
EUR (Scott McMurray)
Cuộc chiến giành giật ngưỡng tâm lý 1.200 tâm lý của EUR/USD nghiêng về phe "Bò" trong phiên hôm qua, nhưng tương tự như thứ Hai tuần trước, cặp tiền lại phải vật lộn trong suốt phần còn lại của phiên NY. Mặc dù đợt giảm điều chỉnh hôm qua ít nghiêm trọng hơn so vói ngày 23/11, nhưng điều đó một lần nữa nhắc tôi rằng hành động giá trong ngày của cặp tiền hiếm khi dễ dàng. Tháng 12 đối với EUR/USD thường là tích cực nhẹ, và với sự phục hồi mà chúng tôi đã chứng kiến khi đóng cửa ngày hôm qua từ mốc 1.1923, chúng tôi đã thấy bóng dáng của yếu tố chu kỳ này. Gạt những lời nói đùa sang một bên, tôi nghĩ rằng những yếu tố đẩy kéo liên tục diễn ra sẽ khiến EUR/USD biến độ giật 2 chiều khó chịu, vì vậy cho đến khi xuất hiện thông tin mới có ý nghĩa, chúng tôi vẫn ưu tiên cho xu hướng tăng trong trung hạn, nhưng sẽ xem xét giao dịch chiến thuật trong ngắn hạn. Vùng hỗ trợ gần nhất hiện nay là 1.1920/30, tiếp theo là 1.1880. Việc đóng cửa dưới 1.1880 mở ra cánh cửa test lại vùng 1.1788/00 trung hạn (MA 55d, double bottom ngày 13/11 và 23/11). Ở phía trên, mức đóng cửa trên 1.2014 trong năm sẽ là tín hiệu củng cố cho đà tăng, giúp giá hướng lên mục tiêu 1.2150/1.2200.
GBP (Robert Palladino)
Tỷ giá GBP/USD đang biến động giật hai chiều xung quanh mức 1.33 khi các cuộc đàm phán Brexit gần đi đến hồi kết (hy vọng là vậy!). Trong 2-3 tuần tới khả năng cao sẽ có kết quả của thỏa thuận thương mại Brexit và có thể khiến đồng Bảng Anh biến động vài phần trăm theo cả hai hướng. Có hai quan điểm về đồng Pound vào lúc này: 1) GBP sẽ tăng vọt khi một thỏa thuận thương mại Brexit được công bố bởi vì Anh là một trong những thị trường chứng khoán tăng điểm còn yếu nhất trên thế giới, do đó dòng vốn FDI sẽ quay trở lại quốc gia này và vaccine sẽ tạo ra nhu cầu cho thị trường. 2) GBP sẽ tăng khi một thỏa thuận được công bố và sau đó nhanh chóng sụp đổ khi mọi con mắt đổ dồn vào tình hình hoạt động tồi tệ của nền kinh tế Anh và số nợ chồng chất. Tôi đã “bullish” GBP trong suốt nửa cuối năm nhưng đang nghiêng nhiều hơn về kịch bản số 2 ở trên cho chiến lược giao dịch tháng 12. Yếu tố “Seasonality” trong 20 năm qua đã chứng kiến GBP giảm trung bình 1% và sự thiếu cân đối của vị thế (thị trường Long đồng Pound và tâm lý “bullish” GBP tăng cao) có thể thúc đẩy rủi ro thanh khoản, đẩy GBP/USD xuống 1.30/1.31. Đà tăng lên 1.34 là cơ hội tốt để Short tuy nhiên không kỳ vọng đồng Bảng Anh sẽ sụp đổ cho đến khi tin tức về một thỏa thuận được công bố (hoặc tin tức không có thỏa thuận Brexit được đưa ra). Một lưu ý là nếu GBP không giảm khi có thông báo trên, tỷ giá có thể tăng vọt lên trên 1.40 và điều này sẽ khiến toàn bộ thị trường không kịp trở tay. Đặt vị thế tận dụng biến động của đồng Bảng Anh cũng có thể là lựa chọn hợp lý trong thời gian tới vì tôi không nghĩ đồng tiền này sẽ “yên bình” trong vài tháng sau.
CAD (Robert Palladino)
Việc tỷ giá USD/CAD phá qua mức đáy cũ từ đầu năm tới nay vào ngày hôm qua chỉ là tạm thời, bởi sau đó cặp tiền đã đóng cửa trên mốc 1.30 mặc dù hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và giá dầu đều tăng mạnh hôm qua. Vùng 1.28/1.29 có thể sẽ là hỗ trợ cứng vào cuối năm và thị trường chắc chắn đang Short USD/CAD. Tôi đã giảm lượng vị thế tiền mặt của mình vào lúc này nhưng vẫn tiếp tục giữ quyền chọn Put USD/CAD khi bước vào quý 1 năm sau. Dữ liệu kinh tế của Canada từ bà Freeland ngày hôm qua không khiến thị trường chao đảo vì lượng tiền thâm hụt mà bà thông báo khá giống với kỳ vọng thị trường (-380 tỷ CAD). Cây nến Daily đóng cửa trên mốc 1.31 sẽ rất đáng lo ngại đối với phe “gấu” nhưng đó sẽ là cơ hội tốt để tôi đặt lại vị thế Short tiền mặt USD/CAD. OPEC vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng nhưng triển vọng vẫn lạc quan rằng họ sẽ đạt được thỏa thuận vào thứ Sáu. Hôm nay, chúng ta chờ đón số liệu ISM Mỹ, MFG PMI và số liệu GDP Quý 3 của Canada.
JPY (Shalin Patel)
USDJPY khá yên bình trong phiên Âu, giao động trong biên độ hẹp 104.19-104.465 và mở đầu phiên New York tỷ giá không thay đổi so với mức đóng cửa ngày hôm qua. Thời điểm cuối tháng đã chứng kiến nhu cầu tăng lên đối với đồng USD, nhưng mức đỉnh đã được giữ vững và cặp tiền không thể bứt phá qua 104.50. Ngưỡng 104.95/105.05 vẫn là kháng cự quan trọng cần theo dõi. Dòng tiền ở châu Á và châu Âu mỏng và thị trường hiện đang chờ đợi dữ liệu sản xuất ISM tháng 11 của Mỹ vào tối nay (bởi lời khai lúc 10 giờ tối nay của Chủ tịch Fed Powell trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện đã được công bố hôm qua). Giữ vị thế Short chủ đạo và mở thêm vị thế khi tỷ giá tăng lên là chiến lược giao dịch của chúng tôi với USD/JPY. Vùng 103.00/20 là hỗ trợ cứng.