Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 07.08.2020: Chú ý biến động lớn do dữ liệu NFP
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 07.08.2020: Chú ý biến động lớn do dữ liệu NFP
EUR (Donald O Cofaigh)
Cặp EUR/USD tiếp tục tích luỹ và tôi khó có thể đánh giá được liệu báo cáo NFP có thể làm đảo chiều xu hướng tăng của tỷ giá, vậy nên tôi sẽ nói vắn tắt: Chúng tôi tiếp tục giữ chiến lược Long, chờ cơ hội Buy on dips khi giá giảm xuống vùng 1.1700/30, hoặc nếu may mắn, có thể là 1.1640. Nếu giá đóng cửa trên 1.1915 có thể thu hút nhiều vị thế Long hơn, nhưng cho tới khi cả hai kịch bản trên xảy ra, điều khôn ngoan nên làm giữ quan điểm tích cực với EUR/USD và chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi giá kết thúc pha tích luỹ.
GBP (Robert Palladino)
GBP/USD đang vật lộn để chạm mức đỉnh trong năm nay ở 1.3284, và cụm đỉnh trong quý 1 ở vùng 1.32 cho đến nay đã làm nản lòng phe mua. Tỷ giá EUR/GBP cũng không thể bứt phá 0.90. Cuộc phỏng vấn của Thống đốc BOE Bailey trên Bloomberg ngày hôm qua rất thú vị vì ông không loại trừ khả năng sử dụng lãi suất âm trong thời gian tới, cho rằng chính sách có thể có một số lợi ích khi chu kỳ kinh tế đi lên. Do đó, Cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 11 được kỳ vọng sẽ mang đến những hành động cụ thể hơn từ phía BOE. Trong ngắn hạn, có nhiều khả năng GBP/USD sẽ điều chỉnh giảm, nhưng đà bán tháo sẽ bị hạn chế ở đường trung bình động MA 200 tuần hiện ở mức 1.2910. Các cuộc đàm phán thương mại giữa EU và UK sẽ không bắt đầu lại cho đến ngày 17/8, vì vậy GBP sẽ bị dẫn dắt bởi các mối tương quan và biến động của đồng USD trong hôm nay.
CAD (Robert Palladino)
Hôm qua, tổng thống Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ loại Canada ra khỏi danh sách miễn 10% thuế nhôm. Và Canada thề sẽ trả đũa lại bằng một chính sách thuế quan khác, với phương châm không để một đô la nào của nước này thiệt hại về tay Mỹ. Chưa rõ động sẽ tác động tới ra sao, nhưng rõ ràng động thái này hướng tới mục đích bảo hộ lợi ích của nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, cặp USD/CAD đã chạy theo hướng có lợi cho USD trong phiên hôm nay, chạm mức đỉnh 1.3372 trong phiên Á, trước thời điểm công bố dữ liệu lao động của cả hai nước. Đồng Lonnie đã tăng mạnh từ đầu tuần nhưng có phần chững lại vào hai ngày cuối, vậy nên số phận của đồng bạc tuần này rất có thể sẽ được quyết định bởi dữ liệu lao động. Kháng cự quan trọng cần chú ý hôm nay là 1.3450/1.3500.
AUD & NZD (Donal O Cofaigh)
Báo cáo chính sách tiền tệ của RBA ghi nhận những diễn biến gần đây liên quan đến COVID-19 và các biện pháp tái phong tỏa ở bang Victoria, hạ dự báo tăng trưởng trong những năm tới, mặc dù điều này đã được bù đắp một phần bởi việc họ cho rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã ở phía sau chúng ta. Tôi không nghĩ rằng nhịp của AUD trong chiều nay có liên quan gì đến báo cáo này, và một lần nữa tôi sẽ nhắc lại rằng hướng đi của AUD và NZD sẽ được dẫn dắt phần lớn bởi đồng EUR. Tiếp tục ghi nhận nhu cầu lớn từ Trung Quốc đối với khoáng sản của Úc, chắc chắn điều này đã hỗ trợ AUD. Quan điểm của tôi là buy on dips AUD/USD ở vùng 0.7050/0.7100 với mức dừng lỗ bên dưới 0.7000. NZD có câu chuyện riêng của nó, với khả năng về các động thái nới lỏng mạnh tay hơn nữa từ RBNZ trong tuần sau, nhưng tôi nghĩ AUD/NZD hiện đang phản ánh tâm lý thị trường về vấn đề này, và tính bền vững của một nhịp giảm so với đồng USD là khó có thể hình dung được khi các đồng khác trong G10 vẫn rất ổn định. 0.6580 – 0.6710 là biên độ dao động cho NZD/USD, nhưng cá nhân tôi sẽ chọn chiến thuật canh mua EUR/NZD ở vùng 1.7600/50. Chúc may mắn.
JPY (Shalin Patel)
Căng thẳng Mỹ-Trung tăng lên do Trump tuyên bố cấm người dân Mỹ sử dụng các ứng dụng do Trung Quốc sở hữu là TikTok và WeChat (có hiệu lực trong 45 ngày), mặc dù điều này ít ảnh hưởng đến USD/JPY. Về cơ bản, cặp tiền đã giao dịch trong phạm vi 105.50 – 105.70 trước Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ vào tối nay, bất chấp việc chứng khoán Mỹ giảm điểm. Chúng ta bước vào phiên giao dịch hôm nay tại NY gần mức 105.60/70 và USD/JPY vẫn dao động quanh mức 105.50. Có vẻ như cặp này đang tích lũy sau nhịp giảm gần đây từ vùng 106, nhưng có khả năng sẽ không thể đẩy xuống thấp hơn trừ khi được dẫn dắt bởi một nhịp giảm khác ở đồng USD. 106.50 tiếp tục là vùng kháng cự chính và tôi vẫn khuyến nghị sell on rally với USD/JPY.