Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 11.01.2021: Quan sát chặt chẽ đà phục hồi của lợi suất TPCP Mỹ và USD
Tùng Trịnh
CEO
Quan điểm của JP Morgan trading desk tại New York
EUR (Scott McMurray)
Tỷ giá EUR/USD tiếp tục đà giảm từ hôm thứ 6 khi xuống tới mốc 1.2155 từ mức đóng cửa tuần trước ở 1.2200. Vùng mà tôi lưu ý với cặp tiền này là 1.2130 (đáy ngày 21/12/20) và tỷ giá sẽ hướng tới 1.2060 nếu phá qua hỗ trợ này (38.2% Fibo của biên độ 1.1602/1.2349) và tiếp đến là 1.2010 (đường MA 55 ngày đi qua). Nếu chỉ số DXY tiếp tục đóng cửa trên 90.40 thì có thể hướng tới mốc 91.55 (đường MA 55 ngày). Tình hình tại Washington có thể khiến hành động giá giật hai chiều, điều có thể đã khiến thanh khoản hôm thứ 6 vừa rồi gặp vấn đề. Mặc dù yếu tố dẫn dắt chưa thay đổi nhiều từ khi bước vào năm mới, đà tăng quá mức với EUR/USD có thể đã khiến vị thế rơi vào tình trạng cực đoan và gây ra kịch bản hiện tại. Có lẽ đà giảm phá qua vùng hỗ trợ cứng sẽ giúp cho vị thế trở lại mức bình thường và xu hướng Short USD sẽ quay trở lại vào một thời điểm nào đó.
GBP (Shalin Patel)
Cặp GBP/USD giảm xuống mức thấp hơn đầu phiên NY và chịu áp lực khi USD phục hồi trên diện rộng. Các vị thế short USD vẫn đang khá cực đoan, đặc biệt từ các quỹ đòn bẩy và quỹ đầu cơ. GBP/USD break qua mốc 1.3500 và chạm 1.3465. Vùng 90.75 - 91.25 đang là daily pivot của DXY, nếu DXY thăm dò lại vùng giá này, GBP/USD có thể giảm xuống 1.3430 hoặc, có thể là 1.3300. Hiện tại, nên tôn trọng sự bốc đồng của USD và đứng ngoài. Tuy nhiên, chiến lược buy the dips khi giá giảm xuống 1.3430 và 1.3300 với các điểm dừng lỗ chặt cũng khá hợp lý.
AUD/NZD/CAD (Donal 0 Cofaigh)
Sự sụt giảm khiêm tốn của chứng khoán bị lu mờ bởi sức mạnh của đồng USD sau khi bảng lương NFP công bố thứ Sáu tuần trước. Tôi đã thảo luận ở đây vào tuần trước về khả năng lợi suất của Mỹ tăng cao hơn dẫn đến sự điều chỉnh đối với vị thế của đồng đô la. Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào khả năng Fed sẽ ngăn chặn việc tăng lợi suất cao hơn vào một thời điểm nào đó, mặc dù một số quan chức Fed hôm thứ Sáu không cho rằng điều này sắp xảy ra. Sự sụp đổ của vàng gần như báo trước một đồng USD mạnh hơn, nhưng để có thêm động lượng tăng từ đây, chúng ta sẽ cần tiếp tục chứng kiến giá trái phiếu chính phủ giảm hơn nữa, đẩy lợi suất thực lên cao hơn. Nhóm hàng hóa đã bị ảnh hưởng, nhưng chúng ta cũng cách không xa các vùng đỉnh đạt được tuần trước. Tôi sẽ không tranh luận về đà giảm mang tính cấu trúc của USD, Tôi chỉ tiếp tục nghĩ rằng trong thời gian tới lợi suất của Mỹ có tiềm năng tăng cao hơn, kéo theo sự điều chỉnh đối với thị trường tiền tệ. Hãy quan sát 0.7690, mốc giá quan trọng đầu tiên của AUD/USD, tiếp theo là 0.7640. NZD/USD nếu phá qua 0.7200 có thể tiếp tục giảm xuống 0.7150. Với USD/CAD, 1.2800/15 là một mốc giá quan trọng cần theo dõi, với một loạt các đỉnh và đáy trong các phiên gần đây tập trung tại trục này. Nếu phá qua, cặp USD/CAD có thể hướng về 1.2930/50. Chúc may mắn
JPY (Shalin Patel)
Tỷ giá USD/JPY tăng giá trong những phiên đầu tuần với việc đồng dollar mạnh lên so với rổ tiền tệ (DXY lên mốc 90.50). Vị thế Short USD vẫn còn ở mức cực đoan, đặc biệt là với quỹ đòn bẩy và đầu cơ, do đó đồng bạc xanh có thể tiếp tục tăng giá. 90.75-91.25 là vùng cần phải lưu ý với chỉ số DXY. Cặp USD/JPY đã vượt qua mốc 104.00 để chạm tới 104.25. 104.00/50 là ngưỡng kháng cự mạnh và Sell on rallies tại vùng giá này với dừng lỗ chặt sẽ cho tỷ lệ R:R tuyệt vời. Tuy vậy, nếu thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ và sức mạnh của đồng dollar, USD/JPY sẽ phá qua các kháng cự trên. Chủ tịch Fed Atlanta sẽ phát biểu về triển vọng nền kinh tế 2021 trong đêm nay.