Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 20.08.2020: Thận trọng với nhịp điều chỉnh của USD trong ngắn hạn
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 20.08.2020: Thận trọng với nhịp điều chỉnh của USD trong ngắn hạn
EUR (Scott McMurray)
Price action trên cặp EUR/USD so với diễn biến thị trường trong 24 giờ qua là đáng lo ngại. Mặc dù không có nhiều thay đổi về mặt phân tích kỹ thuật, và những nhịp điều chỉnh trong một xu hướng là không có gì bất ngờ, nhưng tính thanh khoản của các nhịp điều chỉnh mà chúng ta đã thấy khiến tôi nghĩ rằng thị trường có thể sẽ rất khó chịu trong vài phiên tới và thậm chí kéo dài đến thời điểm cuối tháng. Nhịp tăng của DXY từ 92.13/15 lên 93.19 có vẻ là một nhịp điều chỉnh, vì chỉ có mức đóng cửa phía trên 93.90/99 mới khiến tôi nghĩ rằng xu hướng giảm đang gặp nguy hiểm. Kháng cự 93.90/99 trên đồ thị DXY tương ứng với vùng hỗ trợ 1.1700/10 trên cặp EUR/USD, nếu bị phá vỡ có thể mở ra khả năng giảm về vùng 1.1600/40. Mặc dù quan điểm của chúng tôi vẫn là buy on dip, tôi nghĩ rằng 2 phiên tiếp theo sẽ rất quan trọng để xem liệu EUR/USD có thể ổn định lại hay không.
GBP (Robert Palladino)
Đồng Dollar phục hồi mạnh mẽ trên diện rộng trước và sau thời điểm công bố biên bản cuộc họp FOMC, và phản ứng trên thị trường forex dường như là một dấu hiệu cho thấy mức độ quá bán của USD cũng như sự nhạy cảm với cuộc họp FOMC tháng 9 sắp tới. Rõ ràng quyết định loại bỏ biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) đã đảo lộn tất cả. Cặp GBP/USD giảm nhanh chóng, phá qua mốc 1.32 và tiến xuống 1.3065 đầu phiên London chiều nay. Các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận dòng tiền bán GBP với tốc độ tương đối thận trọng. Các quỹ tiền mặt vẫn là nhóm bán ra đều đặn từ tuần trước tới đầu tuần này, và trong thời điểm GBP giảm mạnh hôm qua, chúng tôi cũng ghi nhận nhóm Fast Money đóng khối lượng lớn các vị thế Long. Một vài nhu cầu mua GBP qua EUR và USD từ một vài tài khoản có xuất hiện sáng nay trong phiên Á. Tôi đã chốt vị thế Long GBP/USD bằng tiền mặt, và tiếp tục giữ quyền chọn Call tới cuối tháng 10, hy vọng sẽ có đột phá trong các cuộc đàm phán Brexit. Nếu GBP/USD phá qua mốc 1.30, có thể sẽ là tín hiệu thay đổi xu hướng, và đưa cặp tiền xuống mốc 1.26. Nhưng hôm nay tôi sẽ nghỉ ngơi và theo dõi đàm phán Brexit.
JPY (Robert Palladino)
Cặp USD/JPY gặp lực mua lớn tại vùng 105 và bật lên ngay lập tức trong phiên hôm qua. Liệu việc USD/JPY giảm xuống 104.20 là phi lý và nó sẽ vẫn ở trong vùng 105-107? Liệu cặp tiền này breakout là do biến động bất thường hay do xu hướng Long Gold, Short USD, mua cổ phiếu đã thực sự rõ ràng? USD/JPY sẽ phản ứng như thế nào trong bối cảnh đó, liệu nó sẽ giảm theo cổ phiếu hay sẽ bật tăng do giá vàng giảm và lợi suất trên toàn thế giới sẽ tăng mạnh? Tôi không biết chắc chắn nhưng tôi cảm nhận rằng cơ hội giao dịch nằm tại các cặp chéo của đồng JPY nhiều hơn, đặc biệt là cặp EUR/JPY. Chúng tôi đang theo dõi sát sao kịch bản này bởi chúng tôi cảm thấy đang có rất nhiều rủi ro về mặt vị thế dựa trên yếu tố kỹ thuật, và nếu tỷ giá phá vỡ các đường trung bình dài hạn như MA 30, MA 50 ngày, sẽ có sự thay đổi đáng kể về mặt xu hướng. Vùng 106.20/40 là kháng cự gần, mặc dù trong hôm nay chúng tôi thấy nhu cầu mua USD/JPY từ các quỹ tiền mặt nội địa của Nhật Bản.
CAD (Robert Palladino)
Một trong những đồng G10 mạnh nhất trong tháng 8, đồng CAD, tiếp tục giữ vững phong độ trong hôm nay, đặc biệt so với 2 đồng Antipodean. Suốt 3 tháng qua, thị trường đã hình thành một quy luật là Short USD/CAD đến mức quá bán trước cuộc họp FOMC, và đứng nhìn cặp tiền đảo chiều một vài ngày sau. Hiện nay 1.3130/1.3160 là vùng hỗ trợ chính, ở các mức giá thấp hơn chúng ta có đường xu hướng kẻ từ đáy tháng 12/2019 tới tháng 01/2020 tại 1.2960/1.3000. Tôi thiên về Long USD/CAD từ hôm qua, với mục tiêu chốt lời ở ngưỡng 1.3260/80. Đây là vị thế ngắn hạn do có khá ít lực bán ở dưới mức 1.32 để chúng tôi có thể Short USD. Báo cáo dòng tiền của chúng tôi cho thấy quỹ tiền mặt nội địa và quỹ phòng hộ đã bán CAD hôm qua, thay đổi so với nhu cầu mua CAD trong những phiên trước.