Chiến thuật giao dịch các cặp ngoại tệ G7 ngày 12/3 của FX Trader UOB
Quỳnh Nguyễn
Currency Analyst
Ảnh hưởng của COVID-19 giờ đây đã vượt ra ngoài thị trường tài chính chạm đến mọi ngõ ngách của cuộc sống người dân trên thế giới.
Italy phong tỏa, Mỹ cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với hầu hết các quốc gia trong châu Âu, giải bóng rổ NBA tạm dừng, CME đóng cửa sàn giao dịch tại Chicago và còn rất nhiều điều tồi tệ khác đang diễn ra gây nên tâm lý hoang mang lo sợ của người dân. Trong khi đó, thị trường vẫn tiếp tục rung chuyển dù cho các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đã có những biện pháp nới lỏng khẩn cấp, gần đây nhất là BOE cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản và ECB nhiều khả năng sẽ tiếp bước trong phiên họp vào tối nay. Các gói kích cầu cũng được tung ra nhưng nhìn chung giới đầu tư vẫn đang rất bi quan khi giá dầu thô sụt giảm 6% sáng nay và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lại tiếp tục phải kích hoạt cơ chế ngừng dao dịch tự động (circuit breaker) một lần nữa. Như đã đề cập hôm qua, nỗi sợ hãi trên thị trường tín dụng ngày càng dâng cao khi virus tiếp tục lan rộng và trái phiếu chuyển đổi châu âu bị bán tháo. Deutsche Bank quyết định từ bỏ cơ hội chuyển đổi một phần số trái phiếu mà họ nắm giữ hôm qua, điều đó phản ánh sự khó khăn ngày càng tăng lên để cung cấp thanh khoản cho một thị trường tín dụng giờ đây rất mỏng. Thị trường hoán đổi bắt đầu cho thấy dấu hiệu căng thẳng với tỷ giá USDSGD hoán đổi nghiêng dần về phía bán ròng (6m từ -5 đến -11) trong vỏn vẹn chỉ 2 giờ. Trong bối canh u ám như thế này, tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu chấp nhận sự thật là cơn bão đang rất mạnh và sẽ còn kéo dài và để thích ứng với hoàn cảnh bây giờ tốt hơn là ta nên sống như một ẩn sĩ và trade như một ẩn sĩ - hay nói cách khác là hãy quay trở lại với các đồng safe heaven USD và JPY.
Quan điểm ngày hôm nay: Short X-JPY, Long USDAxJ
EURUSD: Con số ca nhiễm COVID 19 tăng vọt, lệnh cấm đi lại được ban hành ở Ý và Liên minh châu Âu đang xem xét các hành động khẩn cấp để bảo vệ các tài sản rủi ro tại Châu âu. Chính quyền Trump công bố lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với Eurozone sáng nay. Tối hôm nay ngân hàng trung ương châu Âu sẽ có cuộc họp định kỳ và thị trường đang kỳ vọng ECB sẽ tiếp bước các ngân hàng trung ương khác trong động thái nới lỏng định lượng. Với tình hình như trên, EURUSD hiện nay đang ở trong tình trạng khó dự báo do đây là một trong những đồng tiền trú ẩn tuy nhiên tình hình kinh tế trong khu vực thì lại đang ngày một đi xuống.
AUDUSD: Cặp tiền này tiếp tục được giao dịch theo chiều hướng đi xuống giảm 1% trong tông “risk off” ngày hôm nay. Lực bán xuống xuất hiện ở vùng kháng cự 0.6525 mà tôi đã đề cập trong ngày hôm qua. Chiến thuật giao dịch vẫn là “sell on rallies” cho cặp tiền này bởi tôi cho rằng đồng USD đang lấy lại vị thế của mình. Hỗ trợ gần nhất bên dưới là 0.6435 và 0.6390.
NZDUSD: Không có nhiều điều để nói đến lúc này do cặp tiền này vẫn đang dao động trong biên độ hẹp 0.624 đến 0.634. Sự chú ý của thị trường giờ đây đang tập trung vào cuộc họp ECB. Sự nhạy cảm của Kiwi với tâm lý rủi ro đã giảm đi khá nhiều trong vài ngày gần đây. Cuộc họp của RBNZ đang ở phía trước và thị trường vẫn kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất như các ngân hàng trung ương khác, điều này có nghĩa là đồng NZD vẫn còn nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trong bối cảnh tâm lý sợ rủi ro bao trùm như hiện nay.
USDJPY: 105.00-30 thu hút nhiều lực bán và là khoảng giá đỉnh trong 24 giờ qua. Cặp tiền đã giảm một mạch xuống 103.5 do rủi ro tín dụng xấu đi, thị trường chứng khoán bị bán tháo sau khi Trump áp lệnh cấm nhập cảnh với Châu Âu. Tôi thiên về hướng USDJPY quay về mức đáy 101 cùng với EURJPY giảm song song tới mức giá mục tiêu 116.5 và sau đó là 115.7.