Chiến thuật giao dịch các cặp ngoại tệ G7 ngày 19/3 của FX Trader JPMorgan
Tùng Trịnh
CEO
Chiến thuật giao dịch các cặp ngoại tệ G7 ngày 19/3 của FX Trader JPMorgan
JPY (Shalin Patel)
Gói QE khẩn cấp trị giá 750 tỷ Euro mà ECB công bố hôm nay không giữ được lâu đà phục hồi của thị trường chứng khoán. Các mã cổ phiếu tiếp tục bị bán tháo và lợi suất trái phiếu Mỹ quay đầu giảm. Nhu cầu của thị trường đối với đồng Dollar Mỹ vẫn duy trì liên tục, khiến cặp USDJPY phá qua vùng kháng cự 108.5 và tăng một mạch lên 109.98. Không ai biết được tới khi nào cơn khát USD của thị trường mới giảm bớt, vì vậy chiến lược Short USDJPY sẽ không phù hợp trong điều kiện này. Thanh khoản hiện nay rất tệ và thị trường hoàn toàn bị chi phối trực tiếp bởi yếu tố dòng tiền. Có thể những nhà đầu tư bán ra trái phiếu Mỹ đang giảm bớt khối lượng hedge, hoặc các ngân hàng trung ương đang quay vòng USD (Can thiệp vào việc bán USD/EM và sau đó mua USD/G10), hoặc vì bất cứ lý do nào khác, khiến nhu cầu về đồng USD đang bị đẩy lên liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cặp USDJPY đang giao dịch quanh vùng 109.67, với vùng hỗ trợ tại 108.5 và vùng kháng cự tại 110.00/20. Về mặt chiến lược, chúng tôi sẽ ưu tiên các giao dịch ngắn hạn trong vùng giá này.
EUR (Donal O Cofaigh)
Các biện pháp mà ECB vừa đưa ra không thể cứu vãn đươc tình hình thanh khoản tồi tệ trong phiên London. Thị trường đang thể hiện nhu cầu vô cùng lớn đối với đồng Dollar Mỹ, và thực trạng này sẽ tiếp tục là yếu tố chính dẫn đến sự phân bổ không đồng đều của dòng vốn trong thị trường tiền tệ, nếu không có can thiệp từ phía Fed hay bộ tài chính Mỹ. Rõ ràng biện pháp kích thích của các Ngân hàng trung ương toàn cầu hiện nay chưa phải là câu trả lời cho vấn đề thị trường gặp phải những ngày qua, và áp lực thanh khoản dẫn đến lực mua Dollar Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao.
Cặp EUR/USD sau khi chạm 1.0727 đã phục hồi về vùng 1.08. Với mục tiêu hướng về 1.0550, bất cứ đà phục hồi nào lên vùng 1.0900 trong hôm nay cũng sẽ là cơ hội cho chúng ta Short cặp tiền này.
GBP (Robert Palladino)
Không phải lúc nào chúng ta cũng được chứng kiến đồng tiền của một quốc gia phát triển giảm tới 13% trong 3 tuần, nhưng thị trường tài chính đang trải qua khoảng thời gian hiếm có, và cặp GBP/USD cũng vậy. Cú bán tháo phiên hôm qua từ mốc 1.2130 về 1.1452 là một ví dụ điển hình. Điều kiện thanh khoản xấu đi nhanh chóng, và chúng tôi ghi nhận các Assest Manager liên tục bán ra GBP/USD. Cặp tiền này đã giảm mạnh, đã quét qua nhiều mốc hỗ trợ và phá cả đáy của tháng 10/2016 (cũng được tạo lập bởi một cú Flash crash thời điểm đó), hiện nay vùng hỗ trợ gần nhất đang là 1.05-1.10, vùng giá từ năm 1985. Không ngoại trừ khả năng Bảng Anh có thể phục hồi (và điều đó cũng khủng khiếp không kém nếu nó xảy ra).
Chiến lược của chúng tôi hiện nay là chờ Short GBP/USD khi cặp tiền hồi phục lại vùng 1.22-1.24, tuy nhiên tôi sẽ chú ý tới khả năng căng thẳng về thanh khoản có thể xảy ra ở cả hai phía thay vì chỉ USD như hiện nay.
AUD và NZD (Donal O Cofaigh)
Ngân hàng trung ương RBA đã hạ 25 điểm cơ bản lãi suất IOER và ra tín hiệu mua vào trái phiếu chính phủ qua thị trường thứ cấp từ ngày mai. Tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh 300pips và chạm mốc 0.5510 sáng nay, trước khi phục hồi toàn bộ vào phiên London, do thị trường phản ứng tích cực với các biện pháp RBA đưa ra. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với RBA và toàn thị trường hiện nay là nhu cầu không ngừng nghỉ đối với Dollar Mỹ cũng như các vấn đề về vốn đang là tác nhân đưa chỉ số DXY tăng vọt lên vùng đỉnh của năm 2017. Không có nhiều diễn biến mới ngoài việc gói cứu trợ của chính phủ Mỹ đối với ngành hàng không và nỗ lực bình ổn giá dầu. Chúng ta có thể kỳ vọng biến động của thị trường sẽ tăng cao, và sự phân bổ không đồng đều dòng vốn vẫn tiếp diễn. Thanh khoản trở nên trầm trọng hơn trước khi phiên New York mở cửa. Chiến lược của chúng tôi là chờ Short AUD/USD tại 0.5800/30 và NZD/USD tại 0.5750. Tuy nhiên cần cân nhắc trước khi vào lệnh nếu động lượng của đà phục hồi sáng nay không có dấu hiệu dừng lại.