Trong khi Mỹ và các đồng minh lên án tình trạng "sản xuất dư thừa" của Trung Quốc và chuẩn bị tăng thuế quan để đáp trả, những quốc gia chấp nhận quan hệ thương mại chặt chẽ với "công xưởng của thế giới" thì lại được hưởng lợi trong cuộc chiến chống lạm phát.
Nền kinh tế Vương quốc Anh đã chịu tổn thất hơn 257 tỷ bảng (327 tỷ USD) sản lượng tiềm năng trong năm ngoái do lực lượng lao động thiếu động lực làm việc, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng năng suất khiến đất nước này tụt hậu so với các quốc gia giàu có khác.
Theo các chiến lược gia của Citigroup, các chỉ số chứng khoán Châu Âu sẽ lập kỷ lục mới vào giữa năm 2025, với dự báo chỉ số STOXX 600 sẽ tăng 11% lên 580 điểm sau một đà tăng mạnh mẽ trong năm nay.
Trung Quốc kêu gọi các quan chức giữ một "tư duy cởi mở" đối với các chính sách nhằm giảm lượng nhà ở tồn kho, một tín hiệu khiến các nhà kinh tế Phố Wall dự đoán sẽ có các biện pháp mới và nguồn vốn bổ sung trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ thị trường BĐS.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Vương quốc Anh đã bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong hơn 2.5 năm qua khi mức tăng lương vẫn duy trì ở mức cao, làm phức tạp thêm quyết định của BoE về việc khi nào nên cắt giảm lãi suất.
Nhật Bản đã mở một diễn đàn mới với Hoa Kỳ nhằm tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, trong đó Tokyo mở rộng vai trò hỗ trợ đồng minh duy nhất của mình khi Washington đang gặp khó khăn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để đối phó với cuộc xâm lược của Nga.
Kể cả lạm phát có tăng hay giảm, các nhà đầu tư vẫn đang chuẩn bị cho những biến động xoay quanh dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng vào thứ Tư: báo cáo về giá tiêu dùng vào buổi sáng và quyết định lãi suất của Fed vào buổi chiều.