Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát

Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

12:43 28/03/2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất ba lần trong năm 2024 mặc dù kỳ vọng lạm phát gia tăng và tỷ lệ lạm phát gần đây có xu hướng đi lên. Trong khi đó, thị trường hoán đổi lạm phát dự báo tỷ lệ lạm phát là 3.4% trong tháng 3 và 3.2% trong tháng 4 và tháng 5, cho thấy lạm phát có thể không giảm thêm.

Cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) tuần trước đã khiến nhiều người bất ngờ khi tiết lộ rằng Fed vẫn dự kiến cắt giảm lãi suất ba lần trong năm 2024. Có vẻ sau hai báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) nóng liên tiếp vào đầu năm và kỳ vọng lạm phát gia tăng, Fed sẽ bắt đầu đi ngược lại việc nới lỏng điều kiện tài chính diễn ra kể từ đầu tháng 11.

Tuy nhiên, việc Fed quá sốt sắng cắt giảm lãi suất vào thời điểm này có thể đang gửi đi thông điệp sai lầm tới thị trường. Đây có thể là một sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt nếu xu hướng của hai tháng qua tiếp diễn và thị trường hoán đổi lạm phát dự báo chính xác về lạm phát trong vài tháng tới. Bên cạnh đó, việc nới lỏng điều kiện tài chính gần đây cho thấy giá cả các mặt hàng như dầu và xăng có thể tiếp tục tăng, đẩy lạm phát tiêu đề lên cao.

Thị trường không cho rằng lạm phát sẽ giảm thêm, ít nhất là chưa

Hiện tại, các hợp đồng hoán đổi được định giá theo CPI ở mức 3.4% theo năm cho kỳ tháng 3 và 3.2% cho cả hai kỳ tháng 4 và tháng 5. Vì vậy, dựa trên những ước tính này, có vẻ sự gia tăng tỷ lệ lạm phát mà chúng ta thấy trong tháng 1 và tháng 2 có thể không chỉ đơn thuần là do các yếu tố theo mùa.

Cùng thời điểm đó, mức hòa vốn lạm phát 5 năm đã tăng lên 2.47% - mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2023, sau khi có xu hướng đi lên kể từ giữa tháng 12. Sự thay đổi này diễn ra trùng với thời điểm Fed tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Fed đang bỏ qua các lần cắt giảm lãi suất, mức lãi suất trung lập cao hơn

Mặc dù điểm trung vị không thay đổi ở mức 4.6%, nhưng niềm an ủi duy nhất là mức trung bình có trọng số của biểu đồ Dot-plot đã tăng lên 4.81% trong năm 2024 so với mức 4.70% tại cuộc họp tháng 12. Ngoài ra, vị trí tổng thể của các chấm cho thấy quan điểm của Fed đang dần thống nhất, dự kiến khoảng 2 hoặc 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Do đó, vẫn có khả năng nếu dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến, Fed có thể hủy bỏ một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất đã đề ra.

Cùng với đó, các dự báo về cắt giảm lãi suất cho năm 2025 đã bị loại bỏ, với mức trung bình hiện tại là 3.88%, tăng từ 3.62% trong tháng 12. Trong khi đó, dự báo cho năm 2026 tăng từ 2.875% lên 3.12%. Quan trọng hơn nữa, Fed đang bắt đầu đi đến thống nhất rằng lãi suất trung lập sẽ cao hơn so với ước tính trước đây, với lãi suất dài hạn tăng lên 2.6% từ 2.5%, trong khi mức trung bình có trọng số trung vị tăng lên 2.81% từ 2.72%.

Điều kỳ lạ về mức dự báo dài hạn này là lạm phát đang nóng lên, tỷ lệ thất nghiệp dường như thấp hơn và tăng trưởng có vẻ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Fed lại cho rằng lãi suất dài hạn thậm chí còn thấp hơn so với mức cuối năm 2019. Điều này có thể cho thấy lãi suất dài hạn sẽ đi lên trong tương lai.

Mặc dù hiện tại không có điều gì cho thấy lãi suất sẽ tăng, nhưng đây là sự thừa nhận rằng nền kinh tế đang mạnh mẽ hơn dự kiến và thời kỳ lãi suất cực thấp có thể đã qua. Hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện cho thấy tỷ lệ trung lập của nền kinh tế cao hơn so với Fed, với lãi suất chạm đáy ở mức 3.6% vào năm 2026 và sau đó bắt đầu tăng trở lại. Giả sử lạm phát PCE tiêu đề vẫn ở mức 2%, điều này cho thấy lãi suất thực tế là 1.6%, chứ không phải như mức dự báo hiện tại của Fed là 0.6%. Như vậy có thể thấy chính sách của Fed không thắt chặt như họ nghĩ, và đây có thể là một lý do nữa khiến kỳ vọng lạm phát hòa vốn 5 năm đang gia tăng.

Chấp nhận lạm phát cao hơn

Dựa trên biểu đồ Dot-plot, có vẻ như Fed sẽ chấp nhận lạm phát cao hơn, với PCE lõi dự kiến hiện ở mức 2.6% trong năm 2024, tăng so với mức 2.4% trước đó. Trong khi đó, PCE tiêu đề được điều chỉnh tăng từ 2.1 % lên 2.2% trong năm 2025. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ mạnh hơn, với GDP trong năm 2024, 2025 và 2026. Điều này có nghĩa là tăng trưởng GDP danh nghĩa cũng sẽ nóng hơn khi cộng gộp GDP thực với dự báo PCE.

Vấn đề là nếu Fed chấp nhận lạm phát cao hơn và vẫn định cắt giảm lãi suất, điều đó có nghĩa là họ sắp mắc phải sai lầm tương tự như lần trước: chờ đợi quá lâu để tăng lãi suất.

Điều này không có nghĩa là Fed nên tăng lãi suất ngay bây giờ; Fed nên thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất và thể hiện sự nóng vội muốn cắt giảm lãi suất của mình vào thời điểm này. Hiện tại, Fed dường như đang tạo ấn tượng rằng họ muốn cắt giảm lãi suất bất kể điều gì, và đó có thể là ấn tượng sai lầm trong giai đoạn này, đặc biệt nếu thị trường hoán đổi lạm phát chứng tỏ là đúng.

Seeking Alpha

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế Nhật: Tỷ giá USD/JPY trước ngưỡng 140 quan trọng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bức tranh kinh tế Nhật: Tỷ giá USD/JPY trước ngưỡng 140 quan trọng

Fed đã quyết định hạ lãi suất 50 bps. Mặc dù đồng USD không sụt giảm mạnh do các báo cáo dự đoán trước đó đã phần nào làm dịu cú sốc, nhưng xu hướng suy yếu của đồng USD vẫn tiếp diễn. Đồng thời, phát biểu mang tính dovish của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda trong cuộc họp báo đã góp phần giảm áp lực tăng giá lên đồng Yên.
700 lý do để kỳ vọng lãi suất thực trung bình sẽ cao hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

700 lý do để kỳ vọng lãi suất thực trung bình sẽ cao hơn

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang hạ lãi suất, câu hỏi đặt ra là họ sẽ dừng lại ở mức nào. Lãi suất thực đã có xu hướng giảm trong nhiều thập kỷ qua, nhưng khi nhìn nhận trong dài hạn, quan điểm của chúng tôi cho thấy lãi suất trung bình trong tương lai sẽ cao hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ

Bitcoin đã chạm mức $64,000 USD vào hôm qua sau khi dữ liệu việc làm khả quan tại Mỹ xua tan lo ngại về suy thoái. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF XRP giao ngay, trong khi SEC Hoa Kỳ kháng cáo khoản tiền phạt 125 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý kéo dài bốn năm với nhà phát hành XRP. Ripple và Kraken đã ra mắt một nền tảng phái sinh tại Bermuda.
Vai trò mới của chính sách tiền tệ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Vai trò mới của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?

Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ