Đã đến lúc vàng không còn lấp lánh?
Lê Bảo Khánh
Founder
Tết Nguyên đán đã đến với chúng ta, thời điểm mà các món quà bằng vàng được trao đổi ở các quốc gia châu Á. Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại quý hàng đầu trên thế giới. Khi thời điểm này qua đi, nhu cầu vật chất đối với vàng sẽ giảm dần, dễ dẫn đến tình trạng suy yếu trong bối cảnh lợi suất thực tăng và đồng đô la mạnh lên.
Thật ra thị trường vật chất thường không phải là động lực chính thúc đẩy vàng tăng giá. Yếu tố dẫn dắt chính thuộc về nhu cầu đối với các quỹ ETF và các hợp đồng tương lai, khi kim loại quý đóng vai trò đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro lạm phát trong nhiều danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nhu cầu từ Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại khi giá giảm - như trường hợp của năm 2013.
Sử dụng phân tích hồi quy về lợi suất thực của Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm, chỉ số DXY và nắm giữ của các quỹ ETF từ năm 2005, chúng tôi tạo một mô hình đáng tin cậy cho giá vàng. Được đo lường theo tháng trong 1 thập kỷ qua, giá dự đoán và giá thực tế có mối tương quan (correlation) là 0.7.
Hiện tại, với việc thị trường định giá Fed ngày càng diều hâu hơn - tác động tiêu cực đến kỳ vọng lạm phát và giao dịch mua vào đồng USD cho hoạt động Carry Trade, vị thế của vàng trong nhiều danh mục đầu tư sẽ bị đe dọa. Do đó, dòng tiền đầu tư vào các quỹ ETF có thể chứng kiến việc thanh khoản vị thế (Liquidation) trong thời gian tới.
Trong 10 năm tính đến năm 2021, giá vàng tăng bình quân 4.2% vào tháng Giêng. Năm ngoái, vàng đạt đỉnh vào đầu tháng Một. Năm nay, thị trường vật chất giữ kim loại quý được hỗ trợ lâu hơn một chút, cũng bởi căng thẳng địa chính trị giữa Nga-Ukraine, nhưng không loại trừ mức giá cao nhất của tuần trước ($1854/oz) cũng có thể là đỉnh của cả năm 2022!
Eddie van der Walt, Bloomberg