Đà tăng của chứng khoán Mỹ đang chững lại hay đã kết thúc?
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Các nhà đầu tư hẳn vẫn chưa hết dư âm từ cuối năm ngoái. Nếu bạn đã có một kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sôi động, bạn rất có thể đã bắt đầu một năm mới trong tình trạng kiệt quệ năng lượng. Những diễn biến gần đây trên thị trường có vẻ không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư.
Vào thời điểm gần quý IV năm 2023, thị trường chứng khoán Mỹ đã trên đà sụt giảm, sau đó chỉ trong vòng 9 tuần cuối cùng để kết thúc năm, các chỉ số chứng khoán đã có màn thể hiện bứt phá ngoạn mục với chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ năm 2004. Chỉ số S&P500 thậm chí còn xác lập đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 3/1/2022, do giới đầu tư liên tục tin rằng lãi suất sẽ được cắt giảm trong năm mới. Giờ đây, các nhà đầu tư đã “tỉnh” hơn rất nhiều, khi cổ phiếu giảm 1.4% trong hai ngày giao dịch đầu tiên của năm mới 2024. Những biến động khiêm tốn như vậy không thể hiện xu hướng bất thường, nhưng khiến ta thắc mắc liệu thị trường bùng nổ giá đã kết thúc hay sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, sự phục hồi của thị trường chủ yếu tập trung ở 7 cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu là Nvidia - nhà sản xuất chip máy tính dùng để xử lý thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, kể từ đó, họ đã mở rộng và phát triển thần tốc. Hoạt động của các doanh nghiệp cho ta thấy nền kinh tế ngày càng mở rộng, ví dụ trong mảng bán lẻ và ngân hàng đã đã phát triển phi mã - JP Morgan Chase đã tăng 25% kể từ cuối tháng 10/2023. S&P500 đã tăng 14% trong hai tháng cuối năm 2023, và cao hơn 31% so với mức đáy gần đây nhất, cao hơn nhiều so với mức 20% thường được sử dụng để xác định thị trường giá lên.
Để giải thích cho đà tăng này, ta có thể thấy sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lạm phát giảm một cách trật tự, và quan trọng nhất là sự thay đổi lớn về kỳ vọng lãi suất trong 2 tháng vừa qua. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ ấn tượng hàng năm là 4.9% trong quý III; ước tính theo thời gian thực cho thấy nền kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 2.5% trong ba tháng cuối năm. Đồng thời, giá tiêu dùng cơ bản đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm ở mức 2.2%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mục tiêu lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang.
Điều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong kỳ vọng của nhà đầu tư về lãi suất. Vào tháng 10, họ cho rằng lãi suất một năm sẽ ở mức gần 5%. Nhờ dữ liệu lạm phát thấp hơn và một loạt dự báo ôn hoà từ Fed, con số này đã giảm xuống còn 3.%. Các nhà đầu tư trái phiếu nhận thấy ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3, và sẽ có các hành động tương tự trong các kỳ họp năm 2024. Viễn cảnh này đã hấp dẫn nhà đầu tư về khả năng giảm phát vô tận, tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Và đặc biệt, những hy vọng về chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn đã củng cố đà tăng trên thị trường chứng khoán.
Liệu thị trường tăng trưởng có thể được duy trì? Giá tài sản vẫn còn dư địa để tăng. mặc dù thị trường đã gần đạt đến đỉnh cao đạt được sau giai đoạn thăng hoa vào năm 2021, điều đó không có nghĩa là lịch sử sẽ lặp lại. Trên thực tế, giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp, khiến cho việc định giá không tăng quá nhiều. Sự tham gia của các nhà đầu tư bán lẻ đạt mức cao nhất là 24% khối lượng giao dịch hàng ngày vào đầu năm 2021, ổn định ở khoảng 18% vào năm 2023.
Hơn nữa, mặc dù công nghệ dẫn đầu trong cả năm 2021 và 2023, các nhà đầu tư hiện tại đã có những bước đi thận trọng hơn. Họ đã nâng đỡ Nvidia và Microsoft, nhưng Alphabet, Amazon và Tesla đều đang được giao dịch dưới mức định giá của họ. Sự quan tâm dành cho AI của mọi người đã thúc đẩy giá cổ phiếu đi lên: Tính theo đồng USD, các chỉ số chứng khoán của châu Âu và Nhật Bản cũng đang ở gần mức của họ hai năm trước.
Dậy đi ông cháu ơi!
Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn phụ thuộc vào việc liệu kịch bản kinh tế lý tưởng của nhà đầu tư có thành hiện thực hay không. Kỳ vọng của nhà đầu tư vào kịch bản này có thể giúp nâng cổ phiếu lên gần mức cao kỷ lục năm ngoái. Vậy nhưng, triển vọng có thể ẩn chứa nhiều rủi ro, và nhà đầu tư cần đặt sự thận trọng lên mức cao hơn trong bối cảnh tháng Giêng còn nhiều rủi ro. Lạm phát ở Mỹ vẫn chưa có xu hướng rõ ràng, đặc biệt khi nền kinh tế vẫn còn yếu và thâm hụt tài chính lớn bất thường. Xung đột ở Trung Đông có thể gây ra một cú sốc giá hàng hoá khác; việc nới lỏng một phần sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch có thể chỉ tạm thời giữ lạm phát ở mức thấp.
Tình trạng suy thoái có thể chỉ bị trì hoãn, và không thể tránh khỏi. Việc tăng lãi suất có thể vẫn chưa tác động đầy đủ đến người đi vay. Thật vậy, lịch sử cho thấy khó có thể phát hiện các cuộc suy thoái theo thời gian thực và có xu hướng lờ đi các ngân hàng trung ương. Nếu suy thoái kinh tế không xảy ra, vẫn có khả năng Fed sẽ không hành động quyết liệt như các nhà đầu tư hy vọng. Để biết điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vào năm 2024, ta cần tập trung vào tình hình thực tế.