Đáp án cho câu hỏi làm sao quản lý hơn 2.2 nghìn tỷ USD giao dịch mỗi ngày của thị trường ngoại hối?
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Công nghệ cuối cùng cũng có thể giúp các tổ chức định chế tài chính bớt đau đầu khi phải xoay sở hơn 2.2 nghìn tỷ USD giao dịch thanh toán mỗi ngày.
Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, khi thị trường New York chuẩn bị mở cửa, các công ty quản lý tài sản đã quyết định bán tháo cổ phần của một công ty cho vay hạng trung tại Cologne, trước khi công ty này có thể phát hành đồng USD để tài trợ cho các khoản nợ bằng Mác Đức. Sự hỗn loạn sau đó ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã dẫn đến việc thành lập Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Nhưng vẫn tồn tại một rủi ro mang tên Herstatt vẫn tồn tại. Một loại rủi ro được định nghĩa trong đó một trong hai bên phải chịu khiếu nại bồi thường sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Vào năm 2020, định chế tài chính Barclays đã thanh toán khoản tiền trị giá 130 triệu USD cho các dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Bavaguthu Raghuram Shetty, một nhà tài phiệt người Ấn Độ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhưng số tiền này đã không bao giờ đến tay đối tác.
Mặc dù đó chỉ là một sự cố chưa đủ khiến Barclays "phá sản", nhưng khả năng những sự cố tương tự với quy mô lớn hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Trong một ngày không xa, sẽ có khoảng 1/3 trong số 7 nghìn tỷ USD giao dịch ngoại hối thất bại (thường được biết tới cách gọi: "Fail lệnh"). Nền kinh tế của các quốc gia mới nổi là nơi có nguy cơ xảy ra lớn nhất, tại đó đồng tiền nội tệ của họ được yết giá theo các đồng tiền chính như USD, EUR, JPY, hay GBP. Chỉ có 18 loại tiền tệ được hưởng cơ chế bảo vệ trên từng giao dịch, dựa theo quy định của CLS Group Holding AG, một phần quan trọng thuộc sở hữu của những ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
Giờ đây, một sáng kiến quan trọng khác đang được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Công ty Partior - có nghĩa là “phân phối và sẻ chia" trong tiếng Latin - có thể giải quyết rủi ro Herstatt bằng công nghệ sổ cái phân tán (DLT). Một công nghệ nền tảng luôn hoạt động 24/7 để có thể hỗ trợ việc thanh khoản bằng việc thực hiện các giao dịch atomic - khi cả hai bên giao dịch sẽ diễn ra đồng bộ hoặc không diễn ra. Cách thức này giúp giảm thiểu rủi ro giữa cả hai bên, đặc biệt với các giao dịch với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Rupee của Ấn Độ, đồng Rupiah của Indonesia, và một loạt đồng tiền ở các thị trường mới nổi khác.
Được thành lập vào năm 2021 bởi JPMorgan Chase, tập đoàn DBS và công ty có vốn đầu tư của Singapore Temasek, công ty Partior năm ngoái đã hợp tác với cổ đông thứ tư Standard Chartered để trở thành ngân hàng cho phép thanh toán đồng EUR đầu tiên trên nền tảng này.
Tuy nhiên, mục tiêu của khoản đầu tư này không chỉ dừng lại ở việc giúp làm giảm rủi ro thanh toán. Sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract), hoặc các loại mã vi tính tự động thực thi (self-executing computer code), cho phép các tổ chức ứng dụng các công cụ mới như giao dịch hoán đổi ngoại tệ liên tục trong ngày. Theo Stella Lim, giám đốc điều hành của Partior tại Singapore giải thích, thay vì giữ những khoản tiền để thực hiện các thanh toán dự kiến diễn ra trong ngày, các ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch Intraday chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, hoặc thậm chí vài phút, và điều này giúp các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí lưu trữ tiền mặt.
Một nhóm tập hợp 25 ngân hàng lớn gần đây đã đưa ra kết luận rằng thị trường ngoại hối đang ở thời điểm suy thoái vì "các bên tham gia đang phải đối mặt với nhiều lựa chọn trong việc thực thi và thời điểm để giải quyết các giao dịch ngoại hối”. Việc hoàn thành các giao dịch hẹn giờ trong hạ tầng kiến trúc hiện tại đang gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng trung ương và ngân hàng đại lý tại các quốc gia khác nhau sẽ có giờ làm việc khác nhau. Sự hạn chế về tiền tệ ở một số thị trường nội địa có thể gặp cản trở. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cần phải thực hiện thêm các biện pháp kiểm soát nội bộ cho các khoản thanh toán lớn. Tuy nhiên, liệu các biện pháp này, đi cùng với việc kiểm tra chống rửa tiền thường xuyên có thể được thực hiện trơn tru và đúng hạn hay không, vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Thay vì rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động sẵn có, có lẽ đây là lúc ta cần cân nhắc đưa ra các biện pháp mới. Với khách hàng cá nhân của ngân hàng, điểm chạm khách hàng (pain point) lớn nhất của các giao dịch quốc tế là chi phí. Với khách hàng doanh nghiệp, pain point nằm ở tốc độ thực hiện giao dịch. Với các nhà quản lý tài sản, mối lo ngại chính của họ là các thương vụ thất bại, khi quy định giảm một nửa thời gian để hoàn thành giao dịch chứng khoán ở Mỹ xuống còn một ngày kể từ tháng Năm. Giờ đây, việc thanh toán với smartphone đã được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc, và không ai muốn đợi quá lâu để chuyển tiền quốc tế. Như đại diện Citigroup Inc. phát biểu, trải nghiệm bán lẻ sử dụng thanh toán nội địa đang thúc đẩy quá trình tiêu dùng hoá đối với kỳ vọng của các doanh nghiệp trong tình hình phức tạp gắn liền với sự tham gia của nhiều loại tiền tệ cùng lúc.
Một sự đồng thuận đang xuất hiện trong ngành tài chính, khi khách hàng mong muốn nhận được những gì họ mong đợi, thì tiền phải dừng chuyển động dưới dạng tin nhắn. Việc ghi nợ và cho vay giữa các tài khoản, và đối chiếu các thay đổi trong các sổ cái khác nhau để đảm bảo không ai gặp vấn đề trong giao dịch, đã trở nên lỗi thời ở thế kỷ 21. Các sáng kiến hiện đại được phát triển xoay quanh ý tưởng về việc hợp nhất các giao dịch vào một sổ cái, thứ mà Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đang quảng bá như một cuộc cách mạng về “cách mọi người nghĩ về tiền bạc”.
Hãy hình dung sổ cái thống nhất giống như một bảng điểm khổng lồ. Chiếc bảng này sẽ theo dõi mọi thay đổi khi các tổ chức tài chính trao đổi các token kỹ thuật số theo một logic được lập trình sẵn. Một số token sẽ đại diện cho chứng khoán, một số khác sẽ đại diện cho tiền gửi ngân hàng. Loại thứ ba sẽ bao gồm các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương hoặc CBDC của các quốc gia khác nhau. Token sẽ không biến mất khỏi ví tiền của người dùng nếu việc thanh toán chưa được thực hiện bởi người khác. Người tham gia sẽ tác động lên bảng điểm không phải qua việc gửi tin nhắn, mà là theo dõi bảng điểm. Như đại diện Partior chia sẻ, sổ cái thống nhất sẽ ghi lại giá trị của các thương trao đổi và hoạt động như một “nguồn cung cấp sự thực được cập nhật real-time mang tính toàn cầu”.
Nhưng, chúng ta vẫn chưa thể có sổ cái thống nhất. Một mặt, CBDC chưa sẵn sàng. mặt khác, cơ sở pháp lý và các quy định sẽ cần nhiều thời gian để cập nhật và chỉnh sửa. Mặc dù sổ cái hợp nhất sẽ có tính thể chế chặt chẽ và có độ bảo mật cao, nhưng những thách thức về mặt công nghệ có thể tương tự như những công nghệ đang gây khó cho ngành tài chính được phát triển trên các tài khoản thông thường, cũng như công nghệ tiền điện tử trên public blockchain. Ví dụ, mọi smart contract đều có kết nối chặt chẽ và có thể truy dấu. Khi một node trong chuỗi bị tấn công - tương tự như vụ tấn công bằng mã độc tống tiền xảy ra ở Industrial & Commercial Bank of China - sẽ không làm ảnh hưởng tới các thông tin khác được ghi nhận trong sổ cái hợp nhất. Vậy nhưng, chúng ta sẽ không bao giờ lường hết được mọi thủ đoạn từ kẻ tấn công.
Việc bỏ qua những sự cố nhỏ cũng không phải là hướng giải quyết khôn ngoan. Vào tháng 6 năm 1974, không ai có thể dự đoán được việc một ngân hàng nhỏ ở Đức phá sản do những sai sót trong thị trường tiền tệ, có thể khiến các thành viên của Trung tâm Thanh toán Bù Trừ New York hoảng loạn và nhất quyết yêu cầu thu hồi các khoản thanh toán mà họ đã uỷ quyền vào ngày hôm trước. Các chủ ngân hàng ở London vô cùng phẫn nộ. Mặc dù niềm tin cuối cùng vẫn sẽ quay trở lại, sự kiện này vẫn sẽ được lưu truyền như một bài học khó quên. Thế giới của tiền tệ và ngân hàng vẫn cần làm nốt một vài việc, trước khi có thể cho vụ Herstatt vào quá khứ vĩnh hằng. May thay, lần này, chúng ta sẽ không cần phải đợi thêm 50 năm nữa.
Bloomberg