Định vị người thắng và kẻ bại trong xu hướng tăng giá của hàng hóa toàn cầu

Định vị người thắng và kẻ bại trong xu hướng tăng giá của hàng hóa toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:21 14/06/2021

Giá cả hàng hóa được dự báo sẽ duy trì đà tăng cho tới hết năm 2021, và không phải ai cũng sẽ là người hưởng lợi từ xu hướng này

Giá cả tài nguyên thiên nhiên đã tăng phi mã kể từ đầu năm đến nay
Giá cả tài nguyên thiên nhiên đã tăng phi mã kể từ đầu năm đến nay

Giá cả hàng hóa đã tăng khoảng 20% kể từ đầu năm đến nay và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Dưới đây là những phân tích của chúng tôi để tìm ra những người chiến thắng và thất bại trong xu hướng tăng của giá hàng hóa.

Sử dụng dữ liệu xuất nhập khẩu của Liên Hợp Quốc đối với 44 quốc gia cùng với kỳ vọng biến động giá cả 22 loại hàng hóa, chúng tôi đã tìm ra những người hưởng lợi và chịu thiệt hại trong đà tăng của giá tài nguyên thiên nhiên trong năm nay. 

Xét về giá trị tuyệt đối, những nước hưởng lợi nhiều nhất đó là Nga, Ả-rập Xê-út và Úc. Trong khi đó Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu là những người chịu thiệt hại lớn nhất. Xét trong tương quan với quy mô nền kinh tế, các quốc gia xuất khẩu dầu thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hưởng lợi nhiều nhất. Và ngược lại, Việt Nam, Bangladesh và Thái Lan phải đối mặt với thiệt hại lớn.

Mức độ ảnh hưởng của sự bùng nổ giá hàng hóa tới GDP các quốc gia

Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc, cho rằng nền kinh tế toàn cầu nằm gọn trong một tam giác cấu thành bởi 3 đỉnh gồm: Hàng hóa, sản xuất và nợ. Các quốc gia giàu tài nguyên sẽ cung cấp nguyên vật liệu thô, các thị trường mới nổi trở thành các công xưởng lớn và các nước phát triển dùng nợ để tài trợ mua thành phẩm.

Trong năm nay, sự kết hợp giữa đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, chi tiêu được tài trợ từ nợ gia tăng và thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá của một số hàng hóa lên mức cao kỷ lục. Mức tăng giá 2 con số đối với hầu hết giá các tài nguyên thiên nhiên được dự báo sẽ duy trì cho tới hết năm nay.

Đà tăng của giá hàng hóa dự kiến sẽ kéo dài tới hết năm nay

Dòng dịch chuyển giá trị với quy mô 550 tỷ USD

Đà tăng giá trên sẽ khiến khoảng 550 tỷ USD dịch chuyển từ các nước nhập khẩu lớn sang quốc gia đóng vai trò sản xuất - gần gấp đôi so với mức dịch chuyển 279 tỷ USD theo chiều ngược lại ghi nhận vào giai đoạn giá hàng hóa sụp đổ năm ngoái. 

Tác động của mức tăng 200 tỷ USD cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào đối với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc sẽ là nhỏ hơn so với mức tăng 14 tỷ USD đối với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Do đó, mức độ tác động của giá cả hàng hóa cần đặt trong tương quan với quy mô từng nền kinh tế:

  • Đối với Ả-rập Xê-út, xu hướng tăng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu tăng thêm tương đương 8.1% GDP. Các quốc gia láng giềng như Quatar hay UAE thậm chí có thể chứng kiến mức tăng mạnh hơn thế.
  • Các quốc gia sản xuất tài nguyên thiên nhiên khác như Nga, Brazil và Chile cũng sẽ hưởng lợi thêm 3-6% GDP.
  • Thiệt hại lớn nhất mà sự tăng giá trên gây ra sẽ là với các quốc gia có thu nhập thấp như Việt Nam, Bangladesh và Thái Lan khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng thêm khoảng 4% GDP.
  • Thiệt hại đối với Trung Quốc hay Châu Âu có thể lớn về giá trị tuyệt đối tuy nhiên sẽ chỉ tương đương với khoảng 0.7-1.2% GDP của 2 nền kinh tế này.
  • Một điểm đáng lưu ý đó là mức độ phụ thuộc trái ngược của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng hóa. Mức độ phụ thuộc của Mỹ là tương đối nhỏ và ngày càng thu hẹp trong thời gian gần đây nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến. Ngược lại, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn đối với các nguyên vật liệu thô với tổng chi phí lên tới khoảng 4% GDP.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ