Đồng bạc xanh sẽ bước vào chu kỳ giảm giá mạnh trong năm 2019? Vàng sẽ tăng lại $1366/oz?
Gold, DXY, forex, fed
Các nhân tố chính sẽ khiến USD suy yếu: Sự theo đuổi của Trump vào đồng Dollar yếu, chu kỳ lãi suất của Mỹ đã tạo đỉnh do Fed Dovish, tác động của chính sách nới lỏng tài khóa bắt đầu phai nhạt và nguy cơ thâm hụt kép trở lại với Mỹ trong giai đoạn tới, và tỷ trọng giảm dần của đồng bạc xanh trong vai trò dự trữ toàn cầu.
Tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới nhiều khả năng sẽ bị suy yếu do 2 chính sách mục tiêu của Donald Trump: giữ đồng Dollar yếu và tập trung nguồn lực về nước Mỹ - sẵn sàng hướng tới 1 thế giới đa cực. Việc Mỹ thay đổi những chính sách chủ đạo và quen thuộc trong suốt nhiều năm qua – những chính sách đã đem lại cho Mỹ vị thế cường quốc số 1 thế giới chắc chắn sớm hay muộn sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Sự xoay chuyển trong chính sách kinh tế, đối ngoại của Mỹ thể hiện khá rõ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Một trong những quan điểm rõ ràng của Mỹ trong đàm phán thương mại hiện nay chính là việc ép buộc Trung Quốc giữ đồng CNY ở mức ổn định, gián tiếp giúp đồng USD suy yếu. Đây sẽ là 1 yếu tố cộng hưởng vô cùng quan trọng đối với xu hướng đồng USD bên cạnh những động thái “dovish” của FED từ đầu tháng 1.
Cần lưu ý rằng tỷ trọng đồng Dollar trong dự trữ toàn cầu giảm mạnh từ 2015 trở lại đây. Từ năm 1995 đồ thị này có xu hướng hội tụ với sức mạnh đồng Dollar nhưng có sự phân kỳ nhất định trong giai đoạn 2015-2018 khi FED bước vào giai đoạn thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, khi chu kỳ tăng lãi suất của FED có thể đã kết thúc và lợi suất tại Mỹ đã đạt đỉnh thì Dollar khó lòng duy trì sự phân kỳ này và có thể trở lại chu kỳ giảm giá.
Đồ thị tương quan giữa DXY và tỷ trọng USD trong dữ trữ ngoại hối toàn cầu – Bloomberg Chart:
Trong báo cáo vừa công bố của Bộ Ngân khố, thâm hụt ngân sách Mỹ trong giai đoạn tháng 10-12 năm 2018 đã tăng tới 42% so với cùng kì năm ngoái, 1 hồi chuông báo động đối với các nhà hoạch định chính sách về tình trạng thâm hụt kép của Mỹ, điều sẽ tạo nên 1 sức ép vô cùng lớn tới đồng bạc xanh trong nửa nhiệm kỳ sau của Trump, khi mà xúc tác của chính sách giảm thuế và nới lỏng tài khóa sẽ phai nhạt dần.
Trong khi đó, các tổ chức lớn đều có chung nhận định về việc tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ thấp hơn so mặt bằng chung toàn thế giới trong giai đoạn 2019-2020. IMF dự báo tăng trưởng GDP Mỹ 2019 ở mức 2.5% so với mức 3.5% bình quân thế giới. Thậm chí, mức tăng trưởng 2020 của Mỹ có thể sẽ tụt về 1.8%, trong khi kinh tế toàn cầu tăng lên mức 3.6%.
Trong năm 2018, rủi ro của Trade War đã củng cố đà tăng của USD, với đặc tính như 1 tài sản trú ẩn khi nhu cầu “hedging” mua USD mạnh lên trên diện rộng, đặc biệt tại khu vực kinh tế mới nổi (EM). Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc xuống nước, chấp nhận 1 đồng nhân dân tệ mạnh hơn, thì xu hướng này có thể đảo chiều.
Góc nhìn Technical với DXY Daily Chart
Nhìn bức tranh trên D1 thì DXY đang dao động trong PitchFork với 3 điểm Pivot Point A,B,C như hình (bắt đầu từ tháng 9/2017). Vào tháng 12/2018 DXY đã test lại vùng tiếp xúc trendline và không thể phá level 97.7. Hiện nay, vận động của DXY có thể kỳ vọng theo mô hình vai đầu vai, với 2 vùng key support của đường viền cổ và EMA 200 (đường xanh nhạt) đang ở vùng 95-95.5. Về động lượng, RSI tiếp tục giảm về vùng 40 và đã phá support line, và lưu ý MACD đã giảm lại vùng 0 và có thể chuyển sang negative. Nếu giá quay lại vùng median line của PitchFork tại level 95 và đóng cửa dưới vùng này thì cũng sẽ xác nhận việc phá mô hình vai đầu vai, do đó đà giảm có thể tiếp diễn tới mục tiêu 92.5-93 trong năm nay.
Ngược lại, đà tăng của vàng sẽ tiếp diễn trong năm 2019?
Trong bối cảnh lo ngại về kinh tế châu Âu và Mỹ ngày càng tăng lên cùng với những bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới, đà tăng của vàng hoàn toàn có thể tiếp diễn.
Mặt bằng lợi suất toàn cầu giảm sẽ giảm sức ép cho tài sản phi lợi suất như vàng
Đặc tính phi lợi suất của vàng đã không còn là 1 trở ngại đối với nhà đầu tư trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới đang phát đi những tín hiệu dovish. Trong khi ECB tiếp tục với việc áp dụng chính sách lãi suất âm kéo dài, thì BOJ thậm chí còn tuyên bố về khả năng tiếp tục mở rộng chính sách nới lỏng tiền tệ. Sau động thái Dovish của Fed hồi đầu năm 2019, 1 loạt các ngân hàng trung ương như RBA (Úc) và RBNZ (NewZealand) cũng bị đồn đoán có thể cắt giảm lãi suất vốn đang ở mức thấp kỷ lục tại các quốc gia này trong tương lai.
Rủi ro chính trị tại Eurozone
Nhà đầu tư cần phải đặc biệt lưu tâm tới cuộc bầu cử nghị viện Châu âu sẽ diễn ra vào tháng 5 tới. Các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc dân túy chắc chắn sẽ lợi dụng thời điểm này để gây ra những hỗn loạn và bất ổn chính trị. Rủi ro có thể leo thang đối với khu vực Eurozone sẽ là 1 yếu tố hỗ trợ mạnh cho vàng.
Bất ổn địa chính trị trên thế giới
Tình trạng bất ổn đang diễn ra tại rất nhiều khu vực trên thế giới. Rủi ro chính trị tiếp tục leo thang tại Venezuela với tình trạng 2 thể chế tồn tại song song. Trong khi đó, tại châu Á, sau vụ đánh bom tại Kashmir, Ấn Độ và Pakistan đang cho thấy những thái độ hết sức thù địch, sẵn sàng đưa ra những động thái trả đũa quân sự. Thêm vào đó, Ả Rập Xê Út đang khiến thế giới vô cùng lo ngại khi xuất hiện những thông tin cho thấy nước này đang đặt mục tieu trở thành 1 cường quốc hạt nhân.
Đồng Dollar yếu sẽ là nhân tố xúc tác chính khiến vàng tăng giá
Không có gì phải bàn cãi về xu hướng ngược chiều của Dollar và Vàng. Với quan điểm đồng USD sẽ bị suy yếu ở trên thì vàng sẽ tăng trở lại.
Về mặt kỹ thuật, chúng ta đã thấy tín hiệu tăng của Gold được xác nhận bởi “Golden Cross” – sự giao cắt lên giữa MA50 và 200 trên đồ thị ngày. Giá đang dao động trong upwards channel, nằm trên và xa mây Kumo. Dù MACD phân kỳ kép nhưng đây hoàn toàn có thể chỉ là phân kỳ điều chỉnh trong uptrend, và tôi chú ý hơn về giao cắt hướng lên của Stochastics (5,3,3). Mục tiêu trong thời gian tới sẽ là vùng 1366, và nếu Dollar tiếp tục suy yếu thì có thể Vàng sẽ tiếp tục phá qua ngưỡng Key này. Trong trường hợp Gold thoát channel xuống thì vùng 1300-1310 có thể là vùng hấp dẫn để Reload vị thế Long với support mạnh nằm tại mây Kumo và MA50 hay Kijun Line.
Thêm vào đó, quan sát Net Position của Managed Money trên CFTC (dữ liệu Chart của Bloomberg) thì các quỹ đầu cơ đã thay đổi vị thế của Gold từ Net Short (từ tháng 6/2018) sang Net Long từ tháng 12/2018 – 1 nhân tố có thể củng cố kỳ vọng vào chu kỳ tăng giá của Vàng trong thời gian tới.
Với tất cả những đánh giá ở trên, việc Vàng có thể quay lại hoặc vượt qua mức đỉnh $ 1,366/ounce của năm ngoái hoàn toàn có thể xảy ra trong thời gian tới.
(Bài viết đánh giá tổng hợp của nhóm tác giả FMaster Lee BK và Trịnh Nam Anh)